I. Read the following passage and mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions
We find that bright children are rarely held back by mixed-ability teaching. On the contrary, both their knowledge and experience are enriched. We feel that there are many disadvantages in streaming pupils. It does not take into account the fact that children develop at different rates. It can have a bad effect on both the bright and the not-so-bright child. After all, it can be quite discouraging to be at the bottom of the top grade! Besides, it is rather unreal to grade people just according to their intellectual ability. This is only one aspect of their total personality. We are concerned to develop the abilities of all our pupils to the full, not just their academy ability. We also value personal qualities and social skills, and we find that mixed-ability teaching contributes to all these aspects of learning.
In our classrooms, we work in various ways. The pupils often work in groups; this gives them the opportunity to learn to co-operate, to share, and to develop leadership skills. They also learn how to cope with personal problems as well as learning how to think, to make decisions, to analyze and evaluate, and to communicate effectively. The pupils learn from each other as well as from the teachers.
Sometimes the pupils work in pairs; sometimes they work on individual tasks and assignments; and they can do this at their own speed. They also have some formal class teaching when this is appropriate. We encourage our pupils to use the library, and we teach them the skills they need in order to do this effectively. An advanced pupil can do advanced work; it does not matter what age the child is. We expect our pupils to do their best, not their least, and we give them every encouragement to attain this goal.
In the passage, the author’s attitude towards “mixed-ability teaching” is ______.
A. critical
B. questioning
C. approving
D. objective

Đáp án C

Giải thích: Trong bài văn, thái độ của tác giả về “việc giảng dạy đa kĩ năng” là ______.
A. chỉ trích
B. hoài nghi
C. ủng hộ
D. phản đối
Dẫn chứng: + “We find that bright children are rarely held back by mixed-ability teaching. On the contrary, both their knowledge and experience are enriched. (Chúng ta thấy rằng những đứa trẻ thông minh hiếm khi bị kìm hãm bởi sự giảng dạy đa kĩ năng. Mà trái lại, cả kiến thức và kinh nghiệm của chúng đều trở nên phong phú.)
+ (… and we find that mixed-ability teaching contributes to all these aspects of learning.) …và chúng tôi thấy rằng việc dạy đa kĩ năng có thể giúp ích cho mọi khía cạnh của việc học tập.
=> Tác giả đưa giả lợi ích của “mixed-ability teaching” là “enrich both knowledge and experience” và “contribute to all these aspects of learning”.  Quan điểm ủng hộ. => chọn C.
The words “held back” in 1st paragraph means “______”.
A. forced to study in lower classes
B. prevented from advancing
C. made to remain in the same classes
D. made to lag behind in study

Đáp án B

Giải thích: Cụm từ “held back” ở đoạn văn thứ nhất có nghĩa là “______”.
A. bị ép học ở lớp thấp hơn
B. bị cản trở sự tiến bộ
C. bị bắt ở lại cùng một lớp
D. bị khiến cho chậm trễ trong việc học tập
(to) hold sbd/ sth back = (to) prevent sbd/ sth from advancing: cản trở ai/ cái gì tiến bộ
The author argues that a teacher’s chief concern should be the development of the pupils’ ______.
A. learning ability and communicative skills
B. intellectual abilities
C. personal and social skills
D. total personality

Đáp án D

Giải thích: Tác giả bàn luận rằng mối quan tâm chủ yếu của giáo viên nên là sự phát triển về _______ cho học sinh.
A. khả năng học tập và kĩ năng giao tiếp
B. năng lực trí tuệ
C. kĩ năng cá nhân và xã hội
D. toàn bộ nhân cách
Dẫn chứng: “Besides, it is…. This is only one aspect of their total personality. We are concerned to develop the abilities of all our pupils to the full, not just their academic ability.” Bên cạnh đó, …. Đây chỉ là một khía cạnh trong toàn bộ nhân cách con người. Chúng tôi chú trọng phát triển đầy đủ khả năng của tất cả các học sinh, chứ không chỉ là khả năng học vấn.)
Which of the following is NOT mentioned in the passage?
A. Pupils also learn how to participate in teaching activities.
B. Group work gives pupils the opportunity to learn to work together with others.
C. Group work provides the pupils with the opportunity to learn to be capable organizers.
D. Pupils also learn to develop their reasoning ability.

Đáp án A

Giải thích: Câu nào sau đây KHÔNG được nhắc đến trong bài?
A. Học sinh cũng học cách tham gia vào các hoạt động giảng dạy.
B. Làm việc theo nhóm cho học sinh cơ hội học các làm việc với người khác.
C. Làm việc theo nhóm cho học sinh cơ hội học tập để trở thành một nhà tổ chức có năng lực.
D. Học sinh cũng học cách phát triển kĩ năng lí luận.
Câu A không được tác giả nhắc đến trong bài. Dẫn chứng cho các đáp án còn lại:
“The pupils often work in groups: this gives them the opportunity to (B) learn to co-operate , to share, and (C) to develop leadership skills. They also learn how to cope with personal problems as well as (D) learning how to think, to make decisions, to analyze and evaluate, and to communicate effectively.” (Các em học sinh thường làm việc theo nhóm: điều này sẽ tạo cho các em cơ hội (B) học cách hợp tác, sẻ chia, và (C) phát triển kỹ năng lãnh đạo. Các em cũng học được cách đối phó với các vấn đề cá nhân cũng như (D) học cách suy nghĩ, để đưa ra quyết định, phân tích, đánh giá, và giao tiếp hiệu quả.)
The author’s purpose of writing this passage is to ______.
A. recommend pair work and group work classroom activities
B. emphasize the importance of appropriate formal classroom teaching
C. offer advice on the proper use of the school library
D. argue for teaching bright and not-so-bright pupils in the same class

Đáp án D

Giải thích: Mục đích của tác giả khi viết bà văn này là ______.
A. đề xuất hoạt động làm việc theo cặp hay nhóm trong lớp
B. nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp dạy học phù hợp
C. đưa ra những lời khuyên về cách sử dụng thư viện hợp lí
D. bàn luận về việc giảng dạy những học sinh thông minh và kém thông minh trong cùng một lớp.
+ Đoạn văn thứ nhất đã thâu tóm toàn bộ nội dung đề bài. Tác giả nói đến lợi ích của “mixed-ability teaching” (việc xếp các học sinh thông minh và kém thông minh ở cùng một lớp) như “enrich both their knowledge and experience” (làm giàu kiến thức và kinh nghiệm) , và nhược điểm của “streaming pupils” (phân loại học sinh) là “have a bad effect” (có ảnh hưởng xấu), “can be quite discouraging to be at the bottom of the top grade” (gây chán nản cho những học sinh đứng ở cuối top học sinh giỏi.”
+ Các đoạn văn tiếp theo nói rõ hơn các hoạt động của lớp học áp dụng “mix-ability teaching” và lợi ích của chúng. => thái độ ủng hộ việc xếp học sinh thông minh và kém thông minh cùng một lớp.
=> Chọn D.
According to the passage, which of the following is NOT TRUE?
A. It’s not good for a bright child to find out that he performs worst in a mixed-ability class.
B. Development of pupils as individuals is not the aim of group work.
C. Pupils cannot develop in the best way if they are streamed into classes of different intellectual abilities.
D. There is no fixed method in teaching pupils to develop themselves to the full.

Đáp án C

Giải thích: Theo bài văn, câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Thật là không tốt khi một đứa trẻ thông minh thấy rằng nó thể hiện tệ nhất trong một lớp có những học sinh với khả năng khác nhau.
B. Sự phát triển của cá nhân học sinh không phải là mục đích của làm việc theo nhóm.
C. Học sinh không thể phát triển một cách tốt nhất nếu chúng được xếp vào lớp có những học có khả năng khác nhau.
D. Không có một phương pháp cố định nào để dạy học sinh phát triển toàn diện. Câu C không phù hợp với nội dung trong bài, khi tác giả đang ủng hộ “mix-ability classes” để phát triển toàn bộ nhân cách của học sinh: “… On the contrary, both their knowledge and experience are enriched.”
Các đáp án còn lại đúng vì:
+ Câu A: “…, it can be quite discouraging to be at the bottom of the top grade!” (nó có thể gây chán nản khi đứng cuối cùng trong lớp đầu cao!)
+ Câu B: Theo đoạn văn thứ 3, mục đích của làm việc theo nhóm không chỉ là phát triển ở từng cá nhân mà còn “learn to co-operate, to share, and to develop leadership skills” “…how to cope with personal problems as well as learning how to think, to make decisions, to analyze and evaluate, and to communicate effectively”, “learn from each other as well as from the teacher” ( học cách hợp tác, sẻ chia, kĩ năng lãnh đạo, giải quyết các vấn đề cá nhân, suy nghĩ, quyết định, phân, tích đánh giá; học lẫn nhau và từ thầy cô.”
+ Câu D: Tác giả đã đưa ra một số cách để dạy học sinh phát triển toàn diện như “group work”, “ using the library effectively”, “working in pairs”, “working on individual tasks”…
According to the passage, which of the following is an advantage of mixed-ability teaching?
A. Formal class teaching is the important way to give the pupils essential skills such as those to be used in the library.
B. Pupils can be hindered from an all-round development.
C. Pupils as individuals always have the opportunities to work on their own.
D. A pupil can be at the bottom of a class.

Đáp án C

Giải thích: Theo bài văn, đâu là lợi ích của “mixed-ability teaching” ?
A. Việc dạy học chuẩn mực là phương pháp quan trọng để cho học sinh những kĩ năng cần thiết ví dụ như những kĩ năng trong thư viện.
B. Học sinh có thể bị cản trở phát triển toàn diện.
C.Cá nhân học sinh luôn có cơ hội để làm việc độc lập.
D. Một học sinh có thể đứng cuối lớp.
Dẫn chứng: “… they work on individual tasks and assignments, and they can do this at their own speed.” “…giải quyết các nhiệm vụ cá nhân hay bài tập, và các em có thể làm ở tốc độ của riêng mình.”
Which of the following statements can best summaries the main idea of the passage?
A. Children, in general, develop at different rates.
B. Bright children do benefit from mixed-class teaching.
C. The aim of education is to find out how to teach the bright and not-so-bright pupils.
D. Various ways of teaching should be encouraged in class.

Đáp án D

Giải thích: Câu nào sau đây tóm tắt đúng nhất ý chính của toàn bài?
A. Nói chung, trẻ em phát triển ở những mức độ khác nhau.
B. Những trẻ em thông minh có thể có được nhiều lợi ích từ những lớp học có nhiều loại học sinh.
C. Mục đích chính của giáo dục là tìm ra phương pháp dạy học cho những học sinh thông minh và kém thông minh.
D. Những phương pháp dạy học khác nhau nên được khuyến khích trong lớp học.
Tác giả bàn luận về “mixed-ability learning” và đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy trong lớp học như “group work”, “ using the library effectively”, “working in pairs”, “working on individual tasks”…
=> Chọn D.
According to the passage, “streaming pupils” _____.
A. is the act of putting pupils into classes according to their academic abilities
B. aims at enriching both their knowledge and experience
C. is quite discouraging
D. will help the pupils learn best

Đáp án A

Giải thích: Theo bài văn, “streaming pupils” _____.
A. là hoạt động xếp học sinh vào các lớp dựa theo năng lực học vấn
B. có mục đích là làm giàu thêm cả về kiến thức và kinh nghiệm của học sinh
C. làm chán nản
D. sẽ giúp cho học sinh học tập một cách tốt nhất
(to) stream: xếp lớp, phân nhóm (học sinh) theo năng lực
chọn A
According to the author, mixed-ability teaching is more preferable because ______.
A. formal class teaching is appropriate
B. it aims at developing the children’s total personality
C. children can learn to work with each other to solve personal problems
D. it doesn’t have disadvantages as in streaming pupils

Đáp án B

Giải thích: Theo tác giả, “mix-ability teachinh” được ưa chuộng hơn vì ______.
A. việc dạy học chuẩn mực thì phù hợp.
B. nó có mục đích phát triển toàn diện nhân cách của trẻ
C. trẻ em có thể học cách làm việc cùng nhay để giải quyết những vấn đề cá nhân
D. nó không có những nhược điểm như khi phân loại học sinh
Dẫn chứng: “We are concerned to develop the abilities of all our pupils to the full, not just their academic ability. We also value personal qualities and social skills, and we find that mixed-ability teaching contributes to all these aspects of learning.” (Chúng tôi chú trọng phát triển đầy đủ khả năng của tất cả các học sinh, chứ không chỉ là khả năng học vấn. Chúng tôi cũng đánh giá cao những phẩm chất cá nhân và kỹ năng xã hội, và chúng tôi thấy rằng việc lớp có những học sinh với nhiều khả năng khác nhau có thể giúp ích cho mọi khía cạnh của việc học tập.)
Chúng ta thấy rằng những đứa trẻ thông minh hiếm khi bị kìm hãm bởi sự giảng dạy lớp có những học sinh với nhiều khả năng khác nhau. Mà trái lại, cả kiến thức và kinh nghiệm của chúng đều trở nên phong phú. Chúng ta cảm thấy rằng có rất nhiều nhược điểm trong việc phân loại học sinh. Nó không xem xét trên thực tế là trẻ em phát triển ở các mức độ khác nhau. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến cả những đứa trẻ thông minh và không thông minh . Cuối cùng thì, nó có thể gây chán nản khi đứng cuối cùng trong lớp đầu cao!
Bên cạnh đó, thật là không thực tế khi phân loại con người chỉ dựa vào năng lực trí tuệ của họ. Đây chỉ là một khía cạnh trong toàn bộ nhân cách con người. Chúng tôi chú trọng phát triển đầy đủ khả năng của tất cả các học sinh, chứ không chỉ là khả năng học vấn. Chúng tôi cũng đánh giá cao những phẩm chất cá nhân và kỹ năng xã hội, và chúng tôi thấy rằng việc dạy lớp có những học sinh với nhiều khả năng khác nhau có thể giúp ích cho mọi khía cạnh của việc học tập.
Trong lớp học, chúng ta làm việc theo nhiều cách khác nhau. Các em học sinh thường làm việc theo nhóm: điều này sẽ tạo cho các em cơ hội học cách hợp tác, sẻ chia, và phát triển kỹ năng lãnh đạo. Các em cũng học được cách đối phó với các vấn đề cá nhân cũng như học cách suy nghĩ, để đưa ra quyết định, phân tích, đánh giá, và giao tiếp hiệu quả. Các em học sinh có thể học hỏi lẫn nhau cũng như từ các thầy cô.
Đôi khi học sinh có thể việc theo cặp; thỉnh thoảng giải quyết các nhiệm vụ cá nhân hay bài tập, và các em có thể làm ở tốc độ của riêng mình. Các em học sinh cũng có một số bải giảng kiểu mẫu khi thích hợp. Chúng tôi khuyến khích các em học sinh của mình sử dụng thư viện, và chúng tôi dạy cho các em những kỹ năng cần thiết để sử dụng thư viện một cách hiệu quả. Một học sinh khá giỏi có thể làm các nhiệm vụ khó khăn, cho dù bao nhiêu tuổi. Chúng tôi hy vọng các em cố gắng hết mình, và chúng tôi luôn khuyến khích đạt được mục tiêu.