(0,5 điểm): Cho bốn lọ đựng các dung dịch hydrohalic acid nói trên được kí hiệu không thứ tự gồm: (A), (B), (C), (D). Biết rằng:
+ Dung dịch (A) không màu, để một thời gian trong không khí thì chuyển thành màu vàng nâu do bị oxi hoá bởi oxygen không khí (1).
+ Dung dịch (B) có tính acid yếu, dung dịch này có khả năng ăn mòn thuỷ tinh (có thành phần chính là SiO2) do đó được sử dụng để khắc chữ trên thuỷ tinh (2).
+ Dung dịch (C) được tìm thấy trong dịch vị dạ dày của con người, có vai trò trong việc tiêu hoá thức ăn. Khi cho dung dịch silver nitrate vào dung dịch (C) thì thấy xuất hiện kết tủa màu trắng (3).
+ Dung dịch (D) tác dụng được với dung dịch iron (III) cloride có chứa hồ tinh bột thì dung dịch xuất hiện màu xanh sẫm (4).
a) Xác định các chất (A), (B), (C), (D). Viết phương trình hoá học của các phản ứng (1), (2), (3), (4).
b) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra khi cho dung dịch silver nitrate vào mỗi dung dịch (A), (B), (C), (D). Viết phương trình hoá học minh hoạ cho các phản ứng.

Đáp án đúng:
a) Xác định các dung dịch (A), (B), (C), (D) và các phản ứng (1), (2), (3), (4).
+ Dung dịch (A) là dung dịch HBr.
(1) 4HBr + O2 → 2Br2 + 2H2O.
+ Dung dịch (B) là dung dịch HF.
(2) 4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O.
+ Dung dịch (C) là dung dịch HCl.
(3) AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3.
+ Dung dịch (D) là dung dịch HI.
(4) 2HI + 2FeCl3 → 2FeCl2 + I2 + 2HCl.
b) Cho các dung dịch tác dụng với dung dịch AgNO3:
143.PNG
Số bình luận về đáp án: 0