1. Hình bên mô tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp ứng sinh học được khơi mào khi thụ thể gắn đặc hiệu với phân tử tín hiệu.

a. Hãy cho biết chất nào là chất truyền tin thứ hai của adrenalin: G-protein, ATP, cAMP hay protein kinase A? Giải thích.
b. Giải thích tại sao thụ thể tiếp nhận adrenalin cùng có mặt ở tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưng lại tạo ra đáp ứng khác nhau trên mỗi loại tế bào này?
2. GPCR kích hoạt protein G bằng cách giảm cường độ liên kết với GDP, cho phép GDP phân ly và hiện diện GTP ở nồng độ cao hơn nhiều để liên kết. Hoạt động của protein G sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi một đột biến làm giảm tính đồng nhất của nó đối với GDP mà không làm thay đổi đáng kể tính đồng nhất của nó đối với GTP?
Đáp án đúng:
1a.
cAMP là chất truyền tin thứ hai.
- Bởi vì: là chất có kích thước nhỏ, không có bản chất là protein dễ khuếch tán trong tế bào, có hàm lượng lớn →khuếch đại con đường truyền tín hiệu về sau.
b.
Các phân tử protein tham gia vào con đường truyền tín hiệu trên hai loại tế bào này là khác nhau và hệ thống protein đáp ứng của hai loại tế bào cũng không hoàn toàn giống nhau → khi adrenalin gắn trên thụ thể chung của cả hai tế bào, chúng được hoạt hóa theo các hướng khác nhau hoặc thay đổi hoạt tính của các protein đáp ứng vốn dĩ có chức năng khác biệt → đáp ứng là khác nhau.
2.
Protein G đột biến sẽ liên tục hoạt động. Mỗi khi tiểu đơn vị α thủy phân GTP thành GDP, GDP sẽ tự động phân tách, cho phép GTP liên kết và kích hoạt lại tiểu đơn vị α.
Thông thường, GDP được liên kết chặt chẽ bởi tiểu đơn vị α, giữ cho protein G ở trạng thái không hoạt động cho đến khi việc giải phóng GDP được kích thích bằng cách tương tác với một GPCR thích hợp.