(5 điểm)
Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã có lần miêu tả dòng Sông Đà:
“…Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà)…”.
(Trích: Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1- NXB GD Việt Nam, 2012, tr.191,192)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp dòng Sông Đà trong đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
"> (5 điểm)
Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã có lần miêu tả dòng Sông Đà:
“…Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà)…”.
(Trích: Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1- NXB GD Việt Nam, 2012, tr.191,192)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp dòng Sông Đà trong đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
"> (5 điểm)Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã có lần miêu tả dòng Sông Đà: “…Thuyền tôi trôi trên s?

(5 điểm)
Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã có lần miêu tả dòng Sông Đà:
“…Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà)…”.
(Trích: Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1- NXB GD Việt Nam, 2012, tr.191,192)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp dòng Sông Đà trong đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.

Đáp án đúng:
(0.25)a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

(0.25)b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà trong đoạn văn. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
(4.0)c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
1. Mở bài:
- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ chân chính suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ cho văn học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam một phong cách tài hoa, độc đáo.
- Tuỳ bút Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Đà thể hiện rõ cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân sau cách mạng.
2. Thân bài:
a. Khái quát về tùy bút, đoạn trích:
- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm.
- Vị trí, nội dung đoạn trích.
b. Cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của Sông Đà trong đoạn trích:
b.1. Về nội dung
Cảm nhận về hình tượng sông Đà được Nguyễn Tuân thể hiện trong đoạn trích: cảnh tĩnh lặng, hoang sơ, thuần khiết
- Nhà văn có cảm giác cái lặng tờ ở hai bên bờ sông như từ đời Trần, đời Lí, đời Lê. Điệp ngữ lặng tờ láy lại 2 lần gợi ra sự tĩnh lặng tuyệt đối. “Thuyền tôi trôi...”câu văn được viết chủ yếu là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, êm ả, mơ màng, phù hợp với vẻ tĩnh lặng của dòng sông; phép điệp “thuyền tôi trôi....lặng tờ, thuyền tôi trôi...không bóng người, thuyền tôi trôi....lững lờ” nhắc lại như một điểm nhấn của cảm xúc, cảm giác làm cho đoạn văn như một dòng cảm xúc cứ tràn đi, lan toả, bâng khuâng.
- Nhà văn như đưa người đọc ngược về với quá khứ, khiến ta có cảm giác con sông Đà chảy về từ quá khứ với một dáng vẻ ngàn năm bất biến.“Hình như từ đời Lí, đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi”.
- Nhà văn khẳng định mạnh mẽ “tịnh không một bóng người”. Đây là thế giới thuần khiết của thiên nhiên: cỏ gianh, nương ngô, đàn hươu thơ ngộ, đàn cá dầm xanh.
- Thủ pháp so sánh ví bờ sông hoang dại như 1 bờ tiền sử, hồn nhiên như 1 nỗi niềm cổ tích tuổi xưa, gợi sự hoang vắng, còn vẹn nguyên những nét tự nhiên vốn có mà trời đất ban tặng. Thủ pháp lấy động tả tĩnh đã tô đậm vẻ hoang sơ, vắng lặng của cảnh hai bên bờ sông.
- Hình ảnh đàn cá dầm xanh quẫy vọt, bụng trắng như bạc rơi thoi vừa tác động lên thị giác, vừa tác động lên thính giác, với hình ảnh so sánh gợi ra màu trắng lấp lánh của cá cùng sự quẫy vọt lên mặt sông. Tất cả thể hiện một vẻ đẹp trù phú của quê hương, xứ sở.
- Cảnh tĩnh lặng mà không chết lặng, vạn vật có sự cựa quậy, trỗi dậy sức sống từ bên trong; một loạt từ cùng trường nghĩa: nhú lên, đang ra, nõn búp, non...tô đậm sức sống mãnh liệt của vạn vật.
b.2. Về nghệ thuật:
Giọng văn vừa trang trọng, trầm lắng, vừa da diết bâng khuâng và tràn đầy xúc cảm; Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế, giàu khả năng gợi cảm:“lặng tờ” “hoang dại”, “hồn nhiên”, “con hươu thơ ngộ”, “tiếng còi sương”; Cách so sánh độc đáo: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa “; sức tưởng tượng phong phú khiến Nguyễn Tuân hình dung và mô tả được nỗi niềm của cả con sông và của cả những sinh vật sinh sống trên bờ sông ấy.
c. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Biểu hiện: Nhà văn nhìn Sông Đà không còn là con sông vô tri, vô giác mà là con sông có linh hồn, quyến rũ và giàu sức thu hút ; khám phá vẻ đẹp của dòng sông ở góc độ địa lí nhưng đậm chất văn chương, kết hợp với nhiều ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, đầy ấn tượng. Nguyễn Tuân đã dùng tưởng tượng để tạo nên những liên tưởng, những so sánh đầy chất thơ, gieo vào tâm hồn người đọc bao cảm xúc, để cùng ông tận hưởng cái vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của Đà Giang.
- Ý nghĩa: Qua hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng Sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
3. Kết bài:
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông Đà;
- Nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp thiên nhiên và đóng góp của nhà văn sau cách mạng
d. Chính tả và ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
Số bình luận về đáp án: 4