Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả cuộc đời mình:
- Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…
- Lão ta hồi trước bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.
- Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.
- Vậy sao không lên bờ mà ở? – Đẩu hỏi.
- Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!
- Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.
- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…
- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.
- Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…
- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?
- Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?
Lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đàu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.
- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…
Cảm nhận về hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên.Từ đó, n
Đáp án đúng:
(5.0) Cảm nhận về hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích sau:
Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả cuộc đời mình:
- Giá tôi đẻ ít đi (…)
- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…
Từ đó, nhận xét về cái nhìn hiện thực mang tính khám phá của Nguyễn Minh Châu.
(0.25) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề
(0.5) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
(3.5) c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu chung
- Tác giả Nguyễn Minh Châu (Vai trò, đóng góp, phong cách nghệ thuật)
- Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Tóm tắt cốt truyện)
- Hình tượng người đàn bà hàng chài qua đoạn trích
* Cảm nhận hình tượng người đàn bà hàng chài qua đoạn trích
- Khái quát về nhân vật, tình huống dẫn tới sự việc trong đoạn trích.
- Cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích: Đây là đoạn văn ghi lại cuộc trò chuyện, tâm sự của người đàn bà hàng chài với Đẩu và Phùng về nguyên nhân dẫn đến bi kịch gia đình như là một cách chị lí giải nguyên nhân vì sao chị không thể bỏ chồng.
+ Không gian: tại tòa án.
+ Câu chuyện của người đàn bà hàng chài:
++ Nguyên nhân dẫn đến bi kịch gia đình: Đẻ nhiều, nơi sinh hoạt chật chội (Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn). Kết quả: cuộc sống gia đình đói khổ, túng quẫn; ông chồng thay tính đổi nết, thường xuyên đánh vợ mỗi khi thấy khổ…
++ Lí do chị không thể bỏ chồng:
+++ Nhận thấy mình có lỗi (Cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá)
+++ Cảm thông, thấu hiểu cho chồng (Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu)
+++ Thương con, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con (đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn… Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình)
+++ Trân trọng những giây phút hòa thuận, êm ấm của gia đình, dù hiếm hoi (ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ… Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…)
=> Đánh giá chung:
- Nghệ thuật:
+ Tạo dựng được tình huống truyện bất ngờ nhưng hợp lí.
+ Lựa chọn được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
- Nội dung: Qua đoạn trích, người đàn bà hiện lên với một số phận vô cùng đáng thương, chịu nhiều bất hạnh. Tuy vậy, ở chị lại sáng lên những phẩm chất vô cùng đáng trân trọng: bao dung, nhân hậu, thấu hiểu sâu sắc lẽ đời, sẵn sàng hi sinh cho gia đình, cho người thân.
* Nhận xét về cái nhìn hiện thực mang tính khám phá của Nguyễn Minh Châu
- Trước 1975: Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu mang khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, hướng tới những vẻ đẹp lí tưởng, cao cả trong chiến tranh. Đó là cách khám phá hiện thực luôn “bao bọc các nhân vật của mình trong một bầu không khí vô trùng”.
- Sau 1975: Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu mang khuynh hướng Thế sự - Đời tư, với cái nhìn “dám nhìn thẳng và nói thật”, hướng tới số phận con người thời hậu chiến với tất cả những bi kịch cá nhân, những khát vọng đời thường, những uẩn khúc tâm lí… Nhà văn đã phát hiện ra những vẻ đẹp vô cùng đáng trân trọng, khuất lấp sau những xù xì, gai góc của hiện thực nhiều bộn bề sau chiến tranh..
(0.25) d. Chính tả và ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp tiếng Việt
(0.5) e