(5.0 điểm)
Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
[…]
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(Trích: Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam 2016, tr.128-129)
"> (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
[…]
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(Trích: Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam 2016, tr.128-129)
"> (5.0 điểm)Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ ?

(5.0 điểm)
Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
[…]
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(Trích: Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam 2016, tr.128-129)

Đáp án đúng:
(0.25) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

(0.25) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về hai đoạn thơ.

(4.50) c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

(0.50) * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Chính Hữu:
+ Chính Hữu là nhà thơ chiến sĩ nổi tiếng với các tác phẩm viết về người lính và hai cuộc chiến tranh.
+ Các tác phẩm của ông luôn chất chứa những nỗi niềm về tình đồng chí, đồng đội và tình yêu quê hương đất nước.
- Tác phẩm “Đồng chí”:
“Đồng chí” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Chính Hữu được viết năm 1948. Tác phẩm được in trong tập “Đầu súng trăng treo” và được giới phê bình văn học đánh giá rất cao về ý nghĩa và giá trị nghệ thuật.
- Đoạn trích:
+ Vị trí: Nằm ở phần đầu và phần cuối của bài thơ.
+ Nội dung: tập trung làm sáng tỏ cơ sở hình thành tình đồng chí và biểu tượng đẹp về tình đồng chí, đồng đội.
(3.50) * Cảm nhận đoạn thơ:
- Nội dung:
+ Cơ sở hình thành tình đồng chí (đoạn thơ đầu): Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Hình ảnh sóng đôi và phép hoán dụ trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” đã cho thấy sự gắn bó của những người chung một đội ngũ, chung lí tưởng cao cả.Họ còn chia sẻ với nhau những gian khổ thiếu thốn của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Từ những đêm rét chung chăn ấy, họ càng hiểu nhau hơn. Những người lính từ “đôi xa lạ” đã trở thành “đôi tri kỉ”, hiểu bạn như hiểu chính mình. Dường như trong khó khăn gian khổ, tình cảm giữa những người lính ấy càng trở nên gắn bó khăng khít hơn. Và từ đây, hai tiếng “Đồng chí!” vang lên thật thiêng liêng, đẹp đẽ. Câu thơ thứ 7 chỉ có một từ với hai tiếng và dấu chấm than tạo thành một nốt nhấn, vang lên như tiếng gọi tha thiết, xúc động, đồng thời lại như một bản lề gắn kết đoạn 1 và đoạn 2 của bài thơ.
+ Biểu tượng đẹp về tình đồng chí, đồng đội (đoạn thơ sau): Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả...Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.
- Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh gợi tả đặc sắc, thủ pháp sóng đôi; sử dụng hình ảnh tả thực, cặp hình ảnh đối lập…

(0.25) d. Chính tả và ngữ pháp.
Đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp tiếng Việt

(0.25) e. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
Số bình luận về đáp án: 0