(5.0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Thanh minh, trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Trích: Cảnh ngày xuân, Ngữ văn 9, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam 2016, tr.85)
"> (5.0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Thanh minh, trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Trích: Cảnh ngày xuân, Ngữ văn 9, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam 2016, tr.85)
"> (5.0 điểm)Cảm nhận về đoạn thơ sau:Thanh minh, trong tiết tháng ba,Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.Gần xa nô nức yến anh,?

(5.0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Thanh minh, trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Trích: Cảnh ngày xuân, Ngữ văn 9, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam 2016, tr.85)

Đáp án đúng:
(0.25) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

(0.25) b. Xác đinh đúng vấn đề cần nghị luận: nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

(4.0) c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
(0.5)* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Nguyễn Du: cây bút xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam với sự nghiệp văn học đồ sộ, giàu giá trị.
- Tác phẩm “Truyện Kiều”: đỉnh cao của văn học trung đại và của cả nền văn học Việt Nam; có nguồn gốc từ Kim Vân Kiều Truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) với những sáng tạo độc đáo của thiên tài Nguyễn Du.
- Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và đoạn thơ
- “Cảnh ngày xuân” nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm Truyện Kiều (gặp gỡ và đính ước).
- Đoạn thơ sắp phân tích: tập trung miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh và cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
(3.5)* Cảm nhận về đoạn trích
- Nội dung:
Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh (8 câu đầu):
- Nguyễn Du đã rất tài tình khi tách từ “lễ hội” ra làm đôi để gợi tả hai hoạt động diễn ra cùng một lúc. Lễ “tảo mộ” là đi viếng mộ, sửa sang phần mộ tổ tiên, là tìm về với hình bóng của quá khứ. Hội “đạp thanh” (giẫm lên cỏ xanh) là đi chơi xuân ở chốn đồng quê, là cuộc sống hiện tại và hướng tới tương lai.
- Không khí lễ hội được gợi tả qua một hệ thống từ ngữ giàu sức biểu đạt:
+ Những tính từ “gần xa, nô nức” gợi tâm trạng náo nức của người đi chơi hội.
+ Những danh từ “yến anh, chị em, tài tử, giai nhân” gợi tả sự đông vui, tấp nập trong ngày hội xuân.
+ Những động từ “sắm sửa, dịp dìu” gợi tả không khí rộn ràng, náo nhiệt trong các ngày hội
- Không khí của lễ hội được tô đậm thêm qua một số biện pháp tu từ:
+ Hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh đoàn nam thanh nữ tú nô nức đi chơi xuân như những đàn chim én, chim oanh ríu rít; những cuộc trò chuyện xôn xao, tình tứ của những đôi uyên ương trong ngày xuân.
+ Những hình ảnh so sánh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” gợi tả sự đông vui, nhộn nhịp. Niềm vui của con người khi đi hội như tràn ngập, bao trùm cả nhân gian.
- Bên cạnh không khí tưng bừng, náo nhiệt ấy, Nguyễn Du đã khéo léo đan cài một khoảng lặng, khiến cho không gian cũng như tâm trạng con người như chùng xuống: hình ảnh “ngổn ngang gò đống”, “tro tiền giấy bay” gợi không gian tĩnh lặng, lạnh lẽo, linh thiêng. Và trong không gian ấy, có sự xuất hiện của những nam thanh nữ tú đang sửa sang, rắc vàng vó, hóa tiền giấy cho những người đã khuất.
=> Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả đã làm sống dậy một truyền thống văn hóa lễ hội xưa. Điều đó chứng tỏ nhà thơ rất trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.
Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về (6 câu sau):
- Bức tranh chiều xuân vẫn rất đẹp, rất êm đềm. Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân êm dịu với nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nh nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng: trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh... Đó là một bức tranh thật đẹp và thanh khiết.
- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian. Tất cả đang nhạt dần, lặng dần, không còn cái không khí đông vui, náo nhiệt của lễ hội.
- Cảnh vẫn đẹp, vẫn thanh nhưng đã nhuốm màu tâm trạng. Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, nó cho thấy tâm trạng bần thấn nuối tiếc, lặng buồn của chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về. Đặc biệt, hai chữ “nao nao” thoáng gợi lên một nét buồn khó hiểu. Đó là cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã dầ
Số bình luận về đáp án: 0