(5,0 điểm) Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu?
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng đáng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?
Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này.
Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần tầm thường của anh hàng thịt?
Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn… còn chị vợ anh ta nữa… chị ta thật đáng thương…
Đế Thích: Nhưng thế hồn ông muốn trú vào đâu? Hồn Trương Ba: Ở đâu cũng được, chứ không ở đây nữa. Nếu ông không giúp, tôi sẽ… tôi sẽ… nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất…(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, SGK
Ngữ văn 12, tập 2, NXBGD 2008)
Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích trên. Từ đó, khái quát những triết lí nhân sinh Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc.
">
(5,0 điểm) Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu?
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng đáng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?
Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này.
Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần tầm thường của anh hàng thịt?
Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn… còn chị vợ anh ta nữa… chị ta thật đáng thương…
Đế Thích: Nhưng thế hồn ông muốn trú vào đâu? Hồn Trương Ba: Ở đâu cũng được, chứ không ở đây nữa. Nếu ông không giúp, tôi sẽ… tôi sẽ… nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất…(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, SGK
Ngữ văn 12, tập 2, NXBGD 2008)
Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích trên. Từ đó, khái quát những triết lí nhân sinh Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc.
">
(5,0 điểm) Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không t?
(5,0 điểm)
Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu?
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng đáng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?
Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này.
Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần tầm thường của anh hàng thịt?
Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn… còn chị vợ anh ta nữa… chị ta thật đáng thương…
Đế Thích: Nhưng thế hồn ông muốn trú vào đâu? Hồn Trương Ba: Ở đâu cũng được, chứ không ở đây nữa. Nếu ông không giúp, tôi sẽ… tôi sẽ… nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất…(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, SGK
Ngữ văn 12, tập 2, NXBGD 2008)
Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích trên. Từ đó, khái quát những triết lí nhân sinh Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc.
Đáp án đúng:
(0.25) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề
(0.5) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
(3.5) c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu chung:
- Tác giả Lưu Quang Vũ (Vị trí trong nền Văn học Việt Nam hiện đại; Phong cách nghệ thuật..)
- Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Hoàn cảnh sáng tác, Giá trị…)
- Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích.
* Phân tích cuộc đối thoại:
- Tình huống dẫn tới cuộc đối thoại:
Trương Ba rơi vào bi kịch đau đớn: Từ một người làm vườn lương thiện, do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu, Trương Ba bị chết oan. Để sửa sai, Đế Thích đã cho Hồn Trương Ba được sống lại trong thân xác của anh hàng thịt. Trở về trong thân xác của anh hàng thịt, Hồn Trương Ba càng ngày càng trở nên tha hóa, xa lạ trong con mắt của người thân. Sự thay đổi ấy đã khiến Trương Ba càng ngày càng cô đơn, lạc lõng ngay trong chính tổ ấm, bên cạnh những người thân yêu. Cuối cùng, Trương Ba buộc phải lựa chọn. Sau cuộc đối thoại với Xác hàng thịt, với người thân, Hồn Trương Ba quyết định thắp hương gọi Đế Thích. Cuộc đối thoại này cũng chính là cuộc đấu tranh cuối cùng, đầy khó khăn, trước khi Hồn Trương Ba đi đến quyết định: Chấp nhận cái chết.
- Diễn biến của cuộc đối thoại:
+ Lời của Hồn Trương Ba:
++ Từ chối cuộc sống hiện tại:
“Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!”
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
Lời thoại láy lại nhiều lần cụm từ “không thể” có ý nghĩa khẳng định thái độ của kiên quyết của Hồn Trương Ba.
++ Khẳng định ý nghĩa đích thực của sự sống va phê phán quan niệm sai lầm của Đế Thích:
“Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”
+++ Khẳng định ý nghĩa đích thực của sự sống: Con người là một thể thống nhất, thể xác và linh hồn phải hài hòa với nhau. Dù khiếm khuyết mặt nào cũng là điều bất bình thường, không trọn vẹn. Sống giả dối, thiếu chân thực với mình là một cuộc sống bất hạnh.
+++ Phê phán quan niệm sai lầm của Đế Thích: Cho Hồn Trương Ba được sống lại, điều đó xuất phát từ lòng tốt của Đế Thích nhưng Đế Thích chưa thực sự quan tâm đến việc Trương Ba sẽ sống như thế nào, chưa lường hết những hệ lụy mà nó sẽ gây ra. Lòng tốt rất cần nhưng nếu chỉ là một lòng tốt hời hợt thì sẽ chỉ càng khiến cho cuộc sống thêm tồi tệ hơn.
++ Đề nghị:
“Thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này.”
“Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau”
Lời đề nghị cho thấy tâm hồn nhân hậu của Trương Ba: quan tâm đến số phận anh hàng thịt, chân thành mong muốn anh ta được sống lại, mong muốn vợ anh ta không còn bị giằng xé bởi tình cảnh ngang trái hiện tại..
+ Lời của Đế Thích:
Đế Thích một mực khuyên Hồn Trương Ba, cố gắng thuyết phục bằng rất nhiều lí lẽ có tính thuyết phục:
“Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng đáng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả”.
Lời khuyên của Đế Thích cho thấy một sự thật:thế giới vốn không toàn vẹn, ngay cả những người nắm quyền hành trong tay, không phải bao giờ họ cũng được sống như ý mình, được làm những điều mình muốn. Họ cũng có những sai lầm.
Như vậy, có thể thấy, giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích có một sự trái ngược rất lớn về quan điểm sống (sâu sắc – hời hợt). Và vì khác nhau về quan điểm sống nên giải pháp họ lựa chọn khi rơi vào các tình huống bi kịch cũng khác nhau (dũng cảm, cao thượng – ích kỉ, hèn nhát).
=> Đánh giá chung:
- Nghệ thuật:
+ Đặt nhân vật trong một tình huống độc đáo, giàu kịch tính; giải quyết bi kịch một cách bất ngờ mà hợp lí.
+ Ngôn ngữ mang đậm cá tính nhân vật, giàu tính triết lí.
- Ý nghĩa:
Cuộc đối thoại với Đế Thích thể hiện tập trung bi kịch và phẩm chất cao đẹp của Trương Ba. Dù phải sống trong nghịch cảnh trớ trêu, vẫn luôn cố gắng đấu tranh để giữ được tâm hồn cao đẹp của mình, để được là chính mình.
* Triết lí nhân sinh được gửi gắm qua đoạn trích:
Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những gì mình có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa giữa tâm hồn và thể xác, khi con người luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
(0.25) d. Chính tả và ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp tiếng Việt
(0.5) e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận