a. Anh/Chị hiểu gì về tình cảm mà nhân vật trữ tình dành cho ngôi làng Hiếu Lễ của mình qua đoạn thơ:
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Mang trong người cơn sốt cao nguyên
Mang trên mình vết thương
Ơn cây cỏ quê nhà
Chữa cho con lành lặn


b. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu
Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi


c. Những dòng thơ dưới đây giúp anh/chị hiểu gì về cuộc sống mới bắt đầu của người đàn ông ba mốt tuổi tập tành nhà cửa?
Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba
Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà
Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước
Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt
Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên


d. Nêu tác dụng của cách lặp đi lặp lại hai câu thơ “Con là con trai của mẹ/ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ” qua các đoạn thơ trong bài.

e. Anh/Chị hiểu gì về tình cảm người đàn ông làng Hiếu Lễ dành cho ngôi làng của mình qua những dòng thơ dưới đây:
Ơi cái làng của mẹ sinh con
Có ngôi nhà xây bằng đá hộc
Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt
Có niềm vui lúa chín tràn trề
Có tình yêu tan thành tiếng thác
Vang lên trời
Vọng xuống đất
Cái tên làng Hiếu Lễ của con.

Đáp án đúng:
a.
- Đoạn thơ có nhiều chi tiết bộc lộ tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho ngôi làng Hiếu Lễ: “Con là con trai của mẹ/Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ”; “Ơn cây cỏ quê nhà/Chữa cho con lành lặn”.
- Các chi tiết đã thể hiện lòng tự hào và sự biết ơn của nhân vật trữ tình dành cho ngôi lành Hiếu Lễ.
 hoặc:
Đoạn thơ đã bộc lộ lòng tự hào (“Con là con trai của mẹ/Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ”) và sự biết ơn (“Ơn cây cỏ quê nhà/Chữa cho con lành lặn”) của nhân vật trữ tình dành cho ngôi làng Hiếu Lễ.
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: so sánh (hạnh phúc “như mặt trời mới nhô ra khỏi núi”).
- Tác dụng:
+ “Hạnh phúc” được ví với “mặt trời mới nhô ra khỏi núi”, một hình ảnh rất giản dị, thân thuộc với nhận thức, nếp nghĩ của con người miền núi, khơi gợi cảm nhận về một nguồn sống tràn đầy năng lượng, báo hiệu cho sự khởi đầu tốt lành của một ngày mới, một cuộc sống mới và hứa hẹn hạnh phúc rạng rỡ phía sau.
+ Phép so sánh còn cụ thể hóa trạng thái hạnh phúc của nhân vật trữ tình, trạng thái cảm xúc tươi mới, tràn trề niềm tin, hi vọng khi nhân vật trữ tình bắt đầu cuộc sống gia đình riêng.
 Hoặc:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ”: ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) “hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ”.
- Tác dụng:
+ Thể hiện cách cảm nhận độc đáo về “hạnh phúc” của nhân vật trữ tình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc vô hình nhưng lại được hữu hình hoá qua phép ẩn dụ. Các từ ngữ “xinh xinh”, “nho nhỏ” đã cụ thể hoá vẻ đẹp bé xinh/xinh xắn của hạnh phúc trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, tưởng như nhân vật trữ tình có thể cầm nắm được hạnh phúc ấy trong tay.
+ Diễn tả trạng thái lâng lâng vui sướng trong nhân vật trữ tình khi bắt đầu cuộc sống mới (có gia đình riêng).
c. Những dòng thơ/Đoạn thơ đã thể hiện khá đậm nét cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật trữ tình/người đàn ông “ba mốt tuổi tập tành nhà cửa”: có niềm vui, niềm hạnh phúc khi được ẵm bồng con thơ, được nghe những tiếng đầu tiên khi con tập nói; có nỗi buồn khi phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống hay khi vợ chồng va chạm, to tiếng với nau; có cả sự trưởng thành trong suy nghĩ ở người đàn ông đã lập gia đình.
d. Tác dụng của cách lặp đi lặp lại hai câu thơ “Con là con trai của mẹ/Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ” qua các đoạn thơ trong bài: tạo nên sự hài hoà, cân đối cho lời thơ; thể hiện ý thức sâu sắc của người đàn ông về cội nguồn và bộc lộ tình yêu, niềm tự hào của anh dành cho quê hương của mình.
e. Đoạn thơ bộc lộ sâu sắc niềm tự hào của nhân vật trữ tình về những điều vô cùng nhỏ bé, giản dị từ ngôi làng Hiếu Lễ (“ngôi nhà xây bằng đá hộc”, “con đường trâu bò vàng đen kìn kịt”, “lúa chín tràn trề”, tiếng thác “vang lên trời/vọng xuống đất” - tiếng của tình yêu).
Số bình luận về đáp án: 0