a. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ thứ hai.
b. Anh/Chị hiểu hai câu kết của bài thơ như thế nào?
c. Viết bài thơ, tác giả dành cho “vị tướng già” tình cảm, thái độ gì?
Đáp án đúng:
a.
- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ thứ hai: đối lập.
- Tác dụng: việc đối sánh với quá khứ vinh quang, huy hoàng (“Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh”, đôi bàn tay “từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù”) nhằm mục đích làm nổi bật hình ảnh của vị tướng già trong hiện tại đời thường, giản dị (bàn chân giờ “chậm rãi lần theo dấu gậy”, đôi bàn tay “nhăn nheo”, “run rẩy”).
b.
- Hình tượng nhân vật trữ tình được đặt trong sự soi chiếu của không gian (“lịch sử”), thời gian (“mùa thu”). Con người sống mãi với không gian, thời gian.
- “Vương vấn”: không nỡ dứt, không nỡ rời cuộc đời, đất nước.
→ Con người rất đỗi bình thường giữa cuộc đời thường.
c. Người viết đã thể hiện đậm nét tình cảm yêu mến, thái độ kính trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca dành cho “vị tướng già”.