a. Hãy nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virus ở người và vai trò của lớp vỏ này đối với virus. Các loại virus có thể gây bệnh cho người bằng những cách nào?
b. Giải thích tại sao virus cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng vaccine cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có được không? Giải thích.

Đáp án đúng:
a.
– Nguồn gốc của lớp màng (vỏ ngoài) của virus tuỳ thuộc vào loài virus, có thể từ màng ngoài của tế bào hoặc màng nhân hoặc mạng lưới nội chất. Màng bọc của virus đã bị biến đổi so với màng của tế bào chủ do một số protein của tế bào chủ sẽ bị thay thế bởi một số protein của chính virus, các protein này được tổng hợp trong tế bào chủ nhờ hệ gene của virus.
– Chức năng của lớp vỏ ngoài:
+ Bảo vệ virus khỏi bị tấn công bởi các enzyme và các chất hoá học khác khi nó tấn công vào tế bào cơ thể người (VD: nhờ có lớp màng mà virus bại liệt khi ở trong đường ruột của người chúng không bị enzyme của hệ tiêu hoá phá huỷ)
+ Giúp cho virus nhận biết tế bào chủ thông qua các thụ thể đặc hiệu nhờ đó mà chúng lại tấn công sang các tế bào khác.
– Virus có thể gây bệnh cho người bằng cách: Gây đột biến, phá huỷ tế bào làm tổn thương các mô và gây sốt cao...
b.
– Virus cúm có tốc độ biến đổi rất cao vì: Vật chất di truyền của virus cúm là RNA và vật chất di truyền được nhân bản nhờ RNA polymerase phụ thuộc RNA (dùng RNA làm khuôn để tổng hợp nên DNA- còn gọi là sao chép ngược). Enzyme sao chép ngược này không có khả năng tự sửa chữa nên vật chất di truyền của virus rất dễ bị đột biến.
– Để xác định xem có thể dùng vaccine của năm trước có dùng cho năm sau được không thì cần phải xác định xem vụ dịch cúm năm sau do chủng virus nào gây ra. Nếu chủng virus vẫn trùng hợp với chủng của năm trước thì không cần đổi vaccine. Nếu xuất hiện các chủng đột biến mới thì phải dùng vaccine mới. Ví dụ: Năm trước là virus H5N1 năm sau là H1N1 thì đương nhiên năm sau phải dùng vaccine chống H1N1.
Số bình luận về đáp án: 0