a. Phân loại các dạng đột biến nhiễm sắc thể có thể gặp ở người, cơ chế phát sinh và hậu quả của chúng đối với con người.
b. Giải thích cơ chế hình thành hợp tử có nhiễm sắc thể giới tính là XXXY (tất cả các nhiễm sắc thể thường đều bình thường).
Đáp án đúng:
a, Phân loại các dạng đột biến NST ở người:
* Đột biến cấu trúc NST: 4 dạng
+ Mất đoạn: làm mất đi 1 đoạn nào đó của NST ở đầu hoặc ở giữa đầu mút và tâm động -> làm mất cân bằng hệ gen gây chết cho thể đột biến.
Ví dụ: mất đoạn NST 21 hoặc 22 gây bệnh ung thư máu.
+ Lặp đoạn: một đoạn nào đó của NST có thể được lặp lại một hay nhiều lần, làm mất cân bằng hệ gen gây hại cho thể đột biến.
+ Đảo đoạn: một đoạn nào đó của NST bị đứt ra rồi đảo ngược 180 0 và nối lại làm thay đổi trình tự các gen có thể gây hại cho các thể đột biến.
+ Chuyển đoạn: sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST không tương đồng có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết, gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản.
Ví dụ: đột biến chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 với NST số 9 tạo nên NST 22 ngắn hơn gây bệnh ung thư máu.
* Đột biến số lượng NST:
+ Đột biến lệch bội: đột biến làm thay đổi số lượng NST ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng.
Có thểcó các dạng sau: - Thể không nhiễm 2n -2
- Thể một nhiễm 2n -1
- Thể một nhiễm kép 2n - 1- 1
- Thể ba nhiễm 2n + 1
- Thể ba nhiễm kép 2n +1 +1
- Thể bốn 2n + 2
- Thể bốn kép 2n + 2 +2
Ở người phổ biến nhất là hiện tượng ba nhiểm (2n + 1) và một nhiễm (2n – 1). Cơ chế phát sinh là trong quá trình giảm phân hình thành giao tử một cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình phân bào 1 nên tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n - 1).
Các loại giao tử này trong thụ tinh kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành các hợp tử (2n + 1) và (2n – 1)
Ví dụ: Ở người cặp NST thứ 21 ba nhiễm gây hội chứng Đao: rối loạn phát triển cơ thể và hệ thần kinh, thường vô sinh.
Thể dị bội ở NST giới tính của người gây những hậu quả nghiêm trọng
- Hội chứng 3 X(XXX): nữ buồng trứng, dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, khó có con.
- Hội chứng Tơcnơ(OX): nữ lùn, cổ ngắn, cơ quan sinh sản không phát triển, si đần, vô sinh.
- Hội chứng Claiphentơ ( XXY): nam mù màu, chân tay dài, si đần, vô sinh.
- Hợp tử Oy chết từ lúc mới thụ tinh.
+ Đột biến đa bội: chết ở trạng thái phôi.
b. Cơ chế hình thành hợp tửcó NST giới tính XXXY:
- Trong quá trình giảm phân tạo trứng, cặp NST giới tính XX không phân li tạo thành 2 loại trứng, 1 loại chứa cả 2 NST X (XX) và 1 loại không chứa NST giới tính nào (O).
- Trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng, cặp NST giới tính XY không phân li tạo thành 2 loại tinh trùng, 1 loại chứa cả 2 NST giới tính XY và 1 loại không chứa NST giới tính nào (O).
- Trong quá trình thụ tinh, trứng XX gặp tinh trùng XY sẽ tạo thành hợp tử có NST giới tính là XXXY( 2n + 2).