a) Sự khác biệt giữa phân tử MHC-I và MHC-II trong trình diện kháng nguyên như thế nào?
b) Khi người bị chó dại cắn, người ta điều trị bằng cách truyền kháng huyết thanh sau đó tiêm vaccine phòng dại. Giải thích tại sao người ta lại làm như vậy?
c) Nếu một đứa trẻ sơ sinh ra không có tuyến ức các tế bào có chức năng nào sẽ bị thiếu hụt? Giải thích.
Đáp án đúng:
a. - MHC-I gắn với kháng nguyên nội sinh tức là kháng nguyên tạo thành bên trong tế bào để trình cho tế bào T8 (T độc) thông qua thụ thể CD8 tham gia vào đáp ứng miễn dịch tế bào.
- MHC-II gắn với kháng nguyên ngoại sinh tức là kháng nguyên được đưa vào sau đó chế biến rồi trình cho tế bào T4 (T hỗ trợ) thông qua thụ thể CD4 tham gia vào đáp ứng miễn dịch thể dịch.
b. - Người bị chó dại cắn là bị nhiễm virus dại có khả năng sinh sản nhanh làm tê liệt tế bào thần kinh. Người ta truyền kháng huyết thanh tức là kháng thể của động vật đã được tiêm vaccine từ trước, kháng huyết thanh có tác dụng chống lại sự sinh sản của virus dại ngay trong thời điểm bị chó cắn.
- Sau đó người ta tiêm vaccine là đưa kháng nguyên vào cơ thể kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động:
+ Sản xuất bạch cầu lympho T hỗ trợ → kích thích sản xuất tế bào lympho B (sản xuất kháng thể đặc hiệu chống lại virus) và sản xuất tế bào T độc tiêu diệt virus.
+ Sản xuất Tế bào B, T nhớ tạo trí nhớ miễn dịch với loại virus này.
c. Một đứa trẻ không có tuyến ức sẽ không có các tế bào T có chức năng. Không có tế bào T hỗ trợ giúp hoạt hóa các tế bào B đứa trẻ sẽ không thể sản sinh ra các kháng thể chống lại vi khuẩn ngoại bào.
Hơn nữa, không có tế bào T gây độc hoặc thể bào T hỗ trợ, hệ miễn dịch của đứa trẻ sẽ không thể diệt được các tế bào nhiễm virus.