Các nhiễm sắc tử chị em gắn với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau trong giảm phân II và trong nguyên phân. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các NST tử được gắn với nhau dọc theo chiều dọc của chúng bằng các phức protein gọi là cohensin.
II. Trong nguyên phân sự gắn kết này đến đến cuối kì giữa, sau đó enzyme phân hủy cohensin làm cho các nhiễm sắc tử có thể di chuyển về các cực đối lập của tế bào.
III. Trong giảm phân, ở kì giữa 1, các NST được giữ nhau bởi sự gắn kết giữa các vai của các nhiễm sắc tử, ở kì sau 1, cohensin được loại bỏ ở các vai cho phép các NST tương đồng tách nhau.
IV. Ở cuối kì giữa II, enzyme phân hủy cohensin cho phép các nhiễm sắc tử tách rời nhau.

Đáp án đúng: D
Cả 4 phát biểu đều đúng → Đáp án D.
- Các NST tử được gắn với nhau dọc theo chiều dọc của chúng bằng các phức protein gọi là cohensin.
- Trong nguyên phân sự gắn kết này đến đến cuối kì giữa, sau đó enzyme phân hủy cohensin làm cho các nhiễm sắc tử có thể di chuyển về các cực đối lập của tế bào.
- Trong giảm phân, sự gắn kết của nhiễm sắc tử được giải phóng qua 2 bước: ở kì giữa 1, các NST được giữ nhau bởi sự gắn kết giữa các vai của các nhiễm sắc tử trong các vùng mà ở đó DNA đã được trao đổi. Trong kì sau I, cohensin được loại bỏ ở các vai cho phép các NST tương đồng tách nhau.
- Các nhiễm sắc tử chị em vẫn được gắn với nhau nhờ 1 loại protein có tên là shugoshin, protein này đã bảo vệ cohensin ở tâm động không bị phân hủy bởi enzyme, nhờ vậy duy trì sự gắn kết giữa các nhiễm sắc tử chị em và đảm bảo cho chúng phân li bình thường trong giảm phân II.
- Ở cuối kì giữa II, enzyme phân hủy cohensin cho phép các nhiễm sắc tử tách rời nhau.
Số bình luận về đáp án: 0