a) Na và Cl. b) Mg và F.
Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố Na, Cl, Mg và F lần lượt là 11, 17, 12, 9.">
a) Na và Cl. b) Mg và F.
Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố Na, Cl, Mg và F lần lượt là 11, 17, 12, 9.">
Các quá trình nhường, nhận electron thường được biểu diễn với nguyên tử độc lập. Trong thực tế, các electron nhường đi bởi kim loại cũng chính là elec
Các quá trình nhường, nhận electron thường được biểu diễn với nguyên tử độc lập. Trong thực tế, các electron nhường đi bởi kim loại cũng chính là electron nhận vào của phi kim mà nó phản ứng. Các hợp chất hình thành như vậy gọi là hợp chất ion. Không nguyên tử nào có thể nhường electron khi không có nguyên tử khác nhận electron. Các công thức dùng để biểu diễn hợp chất ion đại diện cho tỉ lệ kết hợp của ion dương và ion âm trong hợp chất. Tỉ lệ này được xác định bởi điện tích trên các ion, được xác định bởi số lượng các electron nhường hoặc nhận.
Viết phương trình biểu diễn sự hình thành ion của các cặp chất sau và công thức của hợp chất ion tạo thành trong mỗi trường hợp.
a) Na và Cl. b) Mg và F.
Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố Na, Cl, Mg và F lần lượt là 11, 17, 12, 9.
Đáp án đúng:
a) Sodium (Na) thuộc nhóm IA, ta có: Na → Na+ + 1e
Chlorine (Cl) thuộc nhóm VIIA, ta có Cl + 1e → Cl–
+) Các ion tạo thành (Na+ và Cl–), sẽ kết hợp theo tỷ lệ 1:1 vì tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong công thức cuối cùng phải bằng không => Công thức là NaCl.
+) Quá trình chuyển electron thực tế để đạt octet có thể hình dung như sau:
Na + Cl → Na+ + Cl–
[Ne]3s1 [Ne]3s23p5 [Ne] [Ne]3s23p6
b) Magnesium (Mg) thuộc nhóm IIA sẽ nhường hai electron trên mỗi nguyên tử, trong khi fluorine (F) của nhóm VIIA sẽ nhận một electron trên mỗi nguyên tử:
Mg → Mg2+ + 2e
F + 1e → F–
Như vậy, cần có hai nguyên tử fluorine để nhận các electron từ một nguyên tử magnesium. Theo quan điểm khác, sẽ cần hai ion F– để cân bằng điện tích của một ion Mg2+. Hợp chất tạo thành là MgF2.