Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 111)
Từ đoạn thơ trên, hãy liên hệ với bài thơ Từ ấy trong Ngữ văn 11 (tập hai) để làm rõ tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu."> Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 111)
Từ đoạn thơ trên, hãy liên hệ với bài thơ Từ ấy trong Ngữ văn 11 (tập hai) để làm rõ tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu."> Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ ?

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 111)
Từ đoạn thơ trên, hãy liên hệ với bài thơ Từ ấy trong Ngữ văn 11 (tập hai) để làm rõ tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.

Đáp án đúng:
Bài văn cảm nhận đoạn thơ trong “Việt Bắc”; từ đó, liên hệ với “Từ ấy” (Ngữ văn 11, tập hai) để làm rõ tính chất trữ tình - chính trị trong thơ Tố Hữu có thể được triển khai theo hướng:
a. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề
b. Thân bài
 Giới thiệu khái quát về Tố Hữu, về “Việt Bắc” và đoạn trích
Tham khảo Câu 2 phần Làm văn - Đề số 15
Giải quyết vấn đề nghị luận 
Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ
Tham khảo Câu 2 phần Làm văn - Đề số 57 
Liên hệ với bài thơ “Từ ấy” để làm rõ tính chất trữ tình - chính trị trong thơ Tố Hữu
- Giải thích ngắn gọn tính chất trữ tình - chính trị:
+ Chính trị: phương diện thể hiện quan điểm, tư tưởng... liên quan đến thể chế, chế độ nhà nước... Nói đến chính trị là nói đến phạm trù nghiêm túc, lí tính, thậm chí có phần khô khan, nguyên tắc, cứng nhắc.
+ Trữ tình: chứa đựng, bao hàm tình cảm, cảm xúc.
+ Hai phương diện có phần đối lập nhau, thực khó dung hoà, quyện hoà chúng. Song Tố Hữu lại có thể kết hợp hai phương diện ấy một cách nhuần nhuyễn trong thơ ông.
- Biểu hiện tính chất trữ tình chính trị trong đoạn thơ trích từ “Việt Bắc” và trong “Từ ấy”:
+ “Từ ấy”: 
Chất chính trị: 
Bài thơ được viết nhân một sự kiện trọng đại/ quan trọng trong cuộc đời của Tố Hữu: sự kiện ông được đứng trong hàng ngũ của Đảng. 
Bài thơ đã thể hiện nhận thức mới về lẽ sống của nhân vật trữ tình từ sau khi giác ngộ lí tưởng cộng sản: lẽ sống vị tha; sức mạnh của khối đoàn kết chỉ có được khi mỗi cá nhân biết góp sức dựng xây. 
Bài thơ còn thể hiện sự thay đổi trong tình cảm của nhân vật trữ tình: tình hữu ái giai cấp. 
Chất trữ tình:
o Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, say mê của nhân vật trữ tình khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
o Thái độ tự nguyện, chủ động gắn bó, gắn kết và sẻ chia với quần chúng nhân dân lao khổ.
o Nhân vật trữ tình nhận thấy tình cảm gia đình gắn bó máu thịt thiêng liêng khi anh gắn bó với quần chúng nhân dân lao khổ.
o Giọng điệu sôi nổi, nhiệt huyết; hình ảnh thơ tươi sáng, giàu tính biểu tượng + Đoạn thơ trong “Việt Bắc”:
Chất chính trị:
o Bài thơ viết nhân một sự kiện lịch sử trọng đại: Kháng chiến chống Pháp thành công, Trung ương Đảng chuyển từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội.
o Tình cảm được thể hiện trong bài thơ là tình cảm chính trị: tình quân - dân.
 Chất trữ tình:
o Nỗi nhớ da diết, mãnh liệt; tình cảm thuỷ chung sau trước của người về xuôi dành cho cảnh và người Việt Bắc.
o Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, cách sử dụng cặp đại từ “mình - ta”, hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu trưng...
- Nguyên nhân đưa đến sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất chính trị trong các tác phẩm:
+ Tố Hữu là nhà thơ viết theo khuynh hướng cách mạng. Ông viết thơ để làm cách mạng và làm cách mạng bằng thơ. Nên thơ ông thường viết về các vấn đề chính trị.
+ Song thơ vốn là tiếng lòng của cảm xúc, là tiếng nói của tâm hồn nên khi viết thơ (dù là thơ cách mạng), Tố Hữu cũng đã phổ vào trong thơ yếu tố cảm xúc. Điều đáng nói là cảm xúc ấy với TH lại rất tự nhiên, chân thành.
- Ý nghĩa của sự kết hợp chất trữ tình và chất chính trị:
+ Làm nên vẻ đẹp độc đáo cho mỗi bài thơ.
+ Góp phần tô đậm cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
+ Góp phần làm phong phú thêm cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
 Nhận xét, đánh giá; mở rộng, nâng cao
- Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất của trích đoạn “Việt Bắc” nói riêng và toàn bộ bài thơ nói chung.
- Đoạn thơ không chỉ thể hiện soi chiếu vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc qua nỗi nhớ của người đi mà còn khắc ghi một cách sâu đậm tình cảm thuỷ chung, sâu sắc của cán bộ cách mạng với đồng bào kháng chiến.
c. Kết bài
Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về đoạn thơ.
Số bình luận về đáp án: 0