Vợ nhặt (Kim Lân).
Từ đó liên hệ với giá trị nhân đạo của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) để thấy rằng dù được sáng tác theo các khuynh hướng khác nhau nhưng cả hai tác phẩm đều mang giá trị nhân bản sâu sắc."> Vợ nhặt (Kim Lân).
Từ đó liên hệ với giá trị nhân đạo của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) để thấy rằng dù được sáng tác theo các khuynh hướng khác nhau nhưng cả hai tác phẩm đều mang giá trị nhân bản sâu sắc."> Cảm nhận của anh/chị về giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).

Cảm nhận của anh/chị về giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
Từ đó liên hệ với giá trị nhân đạo của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) để thấy rằng dù được sáng tác theo các khuynh hướng khác nhau nhưng cả hai tác phẩm đều mang giá trị nhân bản sâu sắc.

Đáp án đúng:
Bài văn cảm nhận giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân); từ đó liên hệ giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) để thấy dù được sáng tác theo các khuynh hướng khác nhau nhưng cả hai tác phẩm đều mang giá trị nhân bản sâu sắc có thể được triển khai theo hướng:
a. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề
b. Thân bài
Giới thiệu khái quát về Kim Lân, về “Vợ nhặt” và vấn đề nghị luận
Tham khảo Câu 2 phần Làm văn - Đề số 04
Giải quyết vấn đề nghị luận
Cảm nhận giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt”

* Giải thích ngắn gọn “giá trị nhân đạo”
- Nhân đạo: yêu thương con người.
- Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học:
+ Ngợi ca những vẻ đẹp của con người (thể chất, tâm hồn).
+ Xót thương, đồng cảm, sẻ chia với nỗi đau khổ của con người.
+ Tố các các thế lực phi nhân tính chà đạp lên quyền sống của con người.
+ Bênh vực, minh oan chiêu tuyết cho phẩm giá của con người.
* Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt”
- Ngợi ca tình người, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người.
- Xót thương, đồng cảm với thân phận rẻ rúng và cuộc đời khốn khổ của con người.
- Tố các thế lực thực dân, phát xít đã chà đạp lên quyền sống của con người.
- Mở ra một tương lai tươi sáng cho con người.
Liên hệ giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” để thấy được giá trị nhân bản sâu sắc của hai tác phẩm
- Giá trị nhân đạo cốt lõi trong “Hai đứa trẻ”: thắp lên khát vọng sống trong những kiếp đời nhỏ bé, lay lắt ở phố huyện nghèo.
- Khẳng định giá trị nhân bản sâu sắc của hai tác phẩm “Vợ nhặt”, “Hai đứa trẻ”: Hai truyện ngắn viết theo hai khuynh hướng khác nhau. “Hai đứa trẻ” được viết theo khuynh hướng lãng mạn, “Vợ nhặt” được viết theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa song giá trị nhân đạo mà mỗi tác phẩm có được đều thể hiện tình yêu con người của mỗi tác giả. Đó chính là giá trị nhân bản sâu sắc mà mỗi sáng tác văn chương đích thực cần hướng đến bởi “Văn học là nhân học” (M. Gorki).
Nhận xét, đánh giá; mở rộng, nâng cao
- Giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt”, “Hai đứa trẻ” góp phần làm phong phú thêm cho truyền thống nhân đạo trong văn học và trong tư tưởng nhân ái, nhân văn của dân tộc Việt Nam.
- Khuynh hướng sáng tác của các nhà văn có thể khác nhau song mẫu số chung của sáng tác văn học đích thực, hằng số số kết nối các tác phẩm nghệ thuật chính là tư tưởng nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
c. Kết bài
Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Số bình luận về đáp án: 0