Cảm nhận về hình tượng người chồng trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. (5,0 điểm)

Đáp án đúng:
(0,25) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

(0,5) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

(3,5) c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu chung:
- Tác giả Nguyễn Minh Châu (Vị trí, Phong cách nghệ thuật).
- Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt cốt truyện).
- Hình tượng người chồng.
* Cảm nhận về hình tượng người chồng:
- Ngoại hình:
Ngoại hình của nhân vật được miêu tả với nhiều chi tiết gây ác cảm: tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền, chân đi chữ bát, mái tóc tổ quạ, ánh mắt độc dữ, hàng lông mày cháy nắng…
Đó là ngoại hình của một người đàn ông vùng biển, có cuộc sống lao động vất vả, nặng nhọc, gắn liền với sóng gió. Những nét vẽ này đồng thời cũng hé mở những nét tính cách của ông ta.
-Tính cách:
+ Vũ phu, tàn bạo:
++ Với vợ:
+++ Ông ta đánh vợ như cơm bữa dù người vợ chẳng hề phạm lỗi gì. Chỉ cần “thấy khổ quá” là lão lại lôi vợ ra đánh (ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng…)
+++ Thái độ khi đánh vợ: mặt đỏ gay, răng nghiến ken két, thở hồng hộc, vừa dùng thắt lưng quật tới tấp vào người vợ vừa rên rỉ chửi rủa…
(Có thể so sánh với hành động ASử đánh Mị…)
++ Với con:
Ông ta không hề nương tay khi đánh con: dang thẳng tay tát thằng bé 2 cái khiến nó lảo đảo ngã xuống bãi cát.
++ Với người ngoài: đánh cho bị thương, phải nhập viện.
+ Những nỗi khổ tâm:
++ Ông ta vốn là một anh con trai “hiền lành, cục tính nhưng không bao giờ đánh vợ”, chỉ vì cuộc sống cơ cực quá mà dần thay tính đổi nết.
++ Khi đánh vợ, ông ta không có vẻ dửng dưng, hả hê thường thấy ở nhưng gã đàn ông tàn ác mà ngược lại. Trong câu nguyền rủa của ông ta “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ” chỉ có một nửa là nguyền rủa, nửa lại còn lại là lời cầu xin. Thì ra, ông ta đánh vợ không phải vì ông ta ghét bỏ vợ mà đó chỉ là cách ông ta xả những uất ức, cay cực trong lòng mà thôi.
=> Nhân vật người đàn ông vì vậy vừa đáng trách, đáng lên án nhưng cũng vừa đáng thương, đáng được cảm thông. Trong bi kịch gia đình, ông ta vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân.
* Đánh giá:
Qua nhân vật người đàn ông, Nguyễn Minh Châu muốn phản ánh một thực trạng, từ đó gửi tới người đọc những nhận thức vô cùng quan trọng:
- Cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược đã lùi xa từ lâu nhưng trên mảnh đất này vẫn còn đó những cuộc chiến khác không kém phần khốc liệt, thậm chí còn khốc liệt hơn cả cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược. Đó là cuộc chiến để mưu sinh, cuộc chiến để bảo vệ nhân tính, bảo vệ thiên lương, bảo vệ phẩm giá con người.
- Để giải quyết những bi kịch cá nhân của thời hậu chiến, cần có những giải pháp kịp thời, mang tính đồng bộ xã hội: Dân số, việc làm, nhà ở, giáo dục…

(0,25) d. Chính tả và ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp tiếng Việt

(0,5) e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
Số bình luận về đáp án: 0