Cho các thông tin về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:
1. Đột biến gen xảy ra có thể do tác động lí, hóa, sinh hoặc do sự rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào.
2. Các bazo nito trong tế bào tồn tại chỉ ở một trạng thái: dạng thường hoặc dạng hiếm.
3. Bazo hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm phát sinh đột biến mất cặp nucleotit trong quá trình nhân đôi ADN.
4. Hóa chất 5BU là chất đồng đẳng của timin gây thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
5. Tia phóng xạ có khảng năng gây ion hóa các phân tử vật chất nên có thể gây nên đột biến thay thế nucleotit.
Số phát biểu biểu có nội dung đúng là:

Đáp án đúng: D
Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:
1. Nguyên nhân
- Do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.
- Tác động của các tác nhân vật lí, hóa học và sinh học của môi trường.
- Đột biến có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hay do con người tạo ra (đột biến nhân tạo)
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen
a. Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN:
- Các bazơ nitơ thường tồn tại 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm. Các dạng hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong tái bản làm phát sinh đột biến gen
TD: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong tái bản gây biến đổi thay thế G –X à T-A
- Sai hỏng ngẫu nhiên: TD liên kết giữa carbon số 1 của đường pentozơ và ađenin ngẫu nhiên bị đứt à đột biến mất adenin.
b. Tác động của các tác nhân gây đột biến:
- Tác nhân vật lí: tia tử ngoại (tạo ra 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch ADN àđột biến gen)
- Tác nhân hóa học: chất 5-brom uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây biến đổi thay thế A-T à G-X
- Tác nhân sinh học: Virus viêm gan siêu vi B, virus Herpes …à đột biến gen.
Xét các thông tin của đề bài khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:
Thông tin 1: Đột biến gen xảy ra có thể do tác động lí, hóa, sinh hoặc do sự rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào. Thông tin này đúng.
Thông tin 2: Các bazo nito trong tế bào tồn tại chỉ ở một trạng thái: dạng thường hoặc dạng hiếm. Nội dung này đúng vì các bazơ nitơ thường tồn tại ở 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm. Ở một thời điểm nhất định, chúng chỉ có dạng thường hoặc dạng hiếm nhưng chúng sẽ có sự chuyển giao cho nhau. Các dạng hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong tái bản làm phát sinh đột biến gen.
Thông tin 3: Bazo hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm phát sinh đột biến mất cặp nucleotit trong quá trình nhân đôi ADN. Thông tin này sai vì Bazo hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm phát sinh đột biến thay thế chứ không phải đột biến mất cặp nucleotit. Ví dụ: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong tái bản gây biến đổi thay thế G –X à T-A.
Thông tin 4: Hóa chất 5BU là chất đồng đẳng của timin gây thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. Thông tin này đúng.
Thông tin 5: Tia phóng xạ có khảng năng gây ion hóa các phân tử vật chất nên có thể gây nên đột biến thay thế nucleotit. Phát biểu này đúng.
Vậy có 4 thông tin đúng là các thông tin: 1, 2, 4, 5 → chọn đấp án D.
Số bình luận về đáp án: 61