Có 5 dung dịch riêng biệt là: CuCl2, FeCl3, AgNO3, HCl và HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

Đáp án đúng: A
Giải: Ăn mòn điện hóa học xảy ra khi thỏa đủ 3 điều kiện sau:

- Các điện cực phải khác nhau về bản chất.

- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

● CuCl2: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

● FeCl3: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.

● AgNO3: Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag.

Ag sinh ra bám trực tiếp lên Fe ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

● HCl: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

● HCl có lẫn CuCl2: do H+/H2 > Cu2+/Cu ⇒ Fe tác dụng với Cu2+ trước: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thởi với ăn mòn hóa học.

⇒ có 3 trường hợp thỏa mãn ⇒ chọn A.

Số bình luận về đáp án: 4