Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
II. Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.
III. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.
IV. Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen.
Đáp án đúng: C
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến gen được phát sinh do tác nhân vật lí, hóa học, sinh học hoặc do rối loạn sinh lí nội bào hoặc do sai hỏng ngẫu nhiên trong cấu trúc của gen. Vì vậy trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
→ Phát biểu I đúng.
- Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến và đã được biểu hiện thành kiểu hình. Nếu đột biến gen lăn ở trạng thái dị hợp thì kiểu hình đột biến chưa biểu hiện nên chưa được gọi là thể đột biến → Phát biểu II đúng.
- Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn cho nên phân tử ADN con luôn có cấu trúc giống nhau và giống ADN mẹ, vì vậy các gen con có cấu trúc hoàn toàn giống gen ban đầu. Tuy nhiên nếu nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ rạo ra ADN con khác với ADN mẹ ban đầu và dẫn tới gây ra đột biến gen. → Phát biểu IV đúng.
- Gen không chỉ tồn tại ở trong nhân mà có cả ở tế bào chất. Gen ở tế bào chất có trong ti thể hoặc lục lạp, vì trong tế bào có nhiều ti thể và lục lạp cho nên gen ở tế bào chất không tồn tại theo từng cặp alen mà có rất nhiều alen. Nếu một gen ở một ti thể bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện vì trong tế bào còn có rất nhiều ti thể khác mang các gen trội tương ứng. Chỉ khi nào trong tế bào chỉ chứa toàn bộ các ti thể mang gen đột biến lặn (hoặc gen đột biến lặn chiếm tỷ lệ chủ yếu) thì kiểu hình đột biến mới biểu hiện. → Phát biểu III sai.
Vậy đáp án C phù hợp.