I. Khi áp lực tâm nhĩ phải tăng, cung lượng tim tăng dần đến tối đa 13L/phút và sau đó không đổi, hồi lưu tĩnh mạch giảm dần về mức 0L/phút.
II. Áp lực tâm nhĩ phải tăng làm giảm chênh lệch áp lực máu giữa hệ tuần hoàn lớn và tâm nhĩ phải từ đó làm giảm lượng máu từ tĩnh mạch chủ đổ về tim.
III. Khi áp lực tâm nhĩ phải bằng với huyết áp trung bình trong hệ tuần hoàn lớn thì chênh lệch áp lực không còn nên máu không tiếp tục chảy từ tĩnh mạch chủ vào tâm nhĩ phải.
IV. Ở người bình thường , huyết áp trung bình trong hệ tuần hoàn lớn là 7 mmHg và tốc độ tiêu thụ oxy của cơ thể là 400 ml/phút.">
I. Khi áp lực tâm nhĩ phải tăng, cung lượng tim tăng dần đến tối đa 13L/phút và sau đó không đổi, hồi lưu tĩnh mạch giảm dần về mức 0L/phút.
II. Áp lực tâm nhĩ phải tăng làm giảm chênh lệch áp lực máu giữa hệ tuần hoàn lớn và tâm nhĩ phải từ đó làm giảm lượng máu từ tĩnh mạch chủ đổ về tim.
III. Khi áp lực tâm nhĩ phải bằng với huyết áp trung bình trong hệ tuần hoàn lớn thì chênh lệch áp lực không còn nên máu không tiếp tục chảy từ tĩnh mạch chủ vào tâm nhĩ phải.
IV. Ở người bình thường , huyết áp trung bình trong hệ tuần hoàn lớn là 7 mmHg và tốc độ tiêu thụ oxy của cơ thể là 400 ml/phút."> Đồ thị bên mô tả sự ảnh hưởng của áp lực tâm nhĩ phải đến hồi lưu tĩnh mạch và cung lượng tim ở người bình thường (BT) v?

Đồ thị bên mô tả sự ảnh hưởng của áp lực tâm nhĩ phải đến hồi lưu tĩnh mạch và cung lượng tim ở người bình thường (BT) và 2 bệnh nhân X, Y. Đường nét liền (⎯) và đường nét đứt (----) lần lượt thể hiện sự thay đổi cung lượng tim và hồi lưu tĩnh mạch, mỗi cặp đường cong biểu diễn các giá trị tương ứng với một người được nối với nhau bởi dấu chấm (∙) và có các màu khác biệt. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

I. Khi áp lực tâm nhĩ phải tăng, cung lượng tim tăng dần đến tối đa 13L/phút và sau đó không đổi, hồi lưu tĩnh mạch giảm dần về mức 0L/phút.
II. Áp lực tâm nhĩ phải tăng làm giảm chênh lệch áp lực máu giữa hệ tuần hoàn lớn và tâm nhĩ phải từ đó làm giảm lượng máu từ tĩnh mạch chủ đổ về tim.
III. Khi áp lực tâm nhĩ phải bằng với huyết áp trung bình trong hệ tuần hoàn lớn thì chênh lệch áp lực không còn nên máu không tiếp tục chảy từ tĩnh mạch chủ vào tâm nhĩ phải.
IV. Ở người bình thường , huyết áp trung bình trong hệ tuần hoàn lớn là 7 mmHg và tốc độ tiêu thụ oxy của cơ thể là 400 ml/phút.

Đáp án đúng: D
Cả 4 phát biểu đều đúng. → Đáp án D.
I đúng. Khi áp lực tâm nhĩ phải tăng, cung lượng tim tăng dần đến tối đa 13L/phút và sau đó không đổi, hồi lưu tĩnh mạch giảm dần về mức 0 L/phút.
II đúng. Áp lực tâm nhĩ phải tăng làm tăng chênh lệch áp lực máu giữa tâm nhĩ và tâm thất phải → tăng lượng máu đổ xuống tâm thất phải nên tăng thể tích máu trong tâm thất trái → co bóp tống máu mạnh hơn làm tăng cung lượng tim (cơ chế Frank-Starling). Khả năng điều hòa của tim theo cơ chế này là có giới hạn nên cung lượng tim chỉ tăng đến một mức nhất định rồi không tăng thêm nữa.
- Áp lực tâm nhĩ phải tăng làm giảm chênh lệch áp lực máu giữa hệ tuần hoàn lớn và tâm nhĩ phải → giảm lượng máu từ tĩnh mạch chủ đổ về tim (giảm hồi lưu tĩnh mạch).
III, IV đúng. Khi áp lực tâm nhĩ phải bằng với huyết áp trung bình trong hệ tuần hoàn lớn thì chênh lệch áp lực không còn nên máu không tiếp tục chảy từ tĩnh mạch chủ vào tâm nhĩ phải (hồi lưu tĩnh mạch = 0 L/phút) → Người bình thường có huyết áp trung bình trong hệ tuần hoàn lớn khoảng 7 mmHg.
- Bình thường, hoạt động co bóp tim luôn đảm bảo cung lượng tim bằng hồi lưu tĩnh mạch theo cơ chế điều hòa Frank-Starling → Người này có cung lượng tim khoảng 5 L/phút hay 5000 mL/phút (điểm giao nhau giữa 2 đường biểu diễn cung lượng tim và hồi lưu tĩnh mạch).
- Tốc độ tiêu thụ oxy của cơ thể = Cung lượng tim × (Nồng độ oxy máu tĩnh mạch phổi – Nồng độ oxy máu động mạch phổi) = 5000 × (0,24 – 0,16) = 400 ml/phút
Số bình luận về đáp án: 1