- Là kim loại hay phi kim.
- Hóa trị cao nhất đối với oxi.
- Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.
b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).">
- Là kim loại hay phi kim.
- Hóa trị cao nhất đối với oxi.
- Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.
b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).">
Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn,
a) Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nó:
- Là kim loại hay phi kim.
- Hóa trị cao nhất đối với oxi.
- Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.
b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).
Đáp án đúng:
HD: Cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12) là: 1s22s22p63s2.
a) Nguyên tử magie cần nhường 2 electron: Mg – 2e → Mg2+ để đạt cấu hình electron của nguyên tố khí hiếm. Theo đó, magie thể hiện tính chất kim loại.
– Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi là II.
– Công thức của oxit cao nhất là MgO, của hiđroxit tương ứng là Mg(OH)2.
Về tính chất: MgO là oxit bazơ; Mg(OH)2 có tính bazơ.
b) Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố Mg, Na, Al thuộc cùng một chu kì. Nếu xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ta được dãy Na, Mg, Al. Trong chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng thì tính phi kim tăng. Vậy, Mg có tính kim loại yếu hơn Na và mạnh hơn Al.