Em có đồng ý với ý kiến: “... sự hoài nghi ấy chính là dấu hiệu cho thấy họ đang bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Đây dường như là một kết quả tất yếu khi ta làm những công việc có ý nghĩa và đòi hỏi sự sáng tạo” không?
Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em.
Đáp án đúng:
(1.5) *Nội dung:
- Xác định và hiểu đúng vấn đề cần nghị luận: sự hoài nghi ấy chính là dấu hiệu cho thấy họ đang bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Đây dường như là một kết quả tất yếu khi ta làm những công việc có ý nghĩa và đòi hỏi sự sáng tạo.
- Bàn luận xác đáng, thuyết phục về vấn đề theo quan điểm cá nhân; bày tỏ chính kiến (đồng ý/ không đồng ý…). Có thể dựa vào gợi ý sau đây:
+ Giải thích: “sự hoài nghi” là nghi ngờ, không tin tưởng vào điều gì đó. “Vùng an toàn” của mình: là môi trường, thói quen quen thuộc, ổn định, tạo cho con người cảm giác gần gũi, bình yên. Sự hoài nghi bản thân là cần thiết để khám phá cuộc sống và chính mình.
+ Bình luận: Sự hoài nghi về cuộc sống có thể sẽ thôi thúc mỗi người nỗ lực học tập, tìm tòi, khám phá để tìm kiếm sự thật, chân lí; không ngừng kích thích sáng tạo, tiền đề cho sự ra đời của những ý tưởng mới lạ, những phát minh đột phá…; Nhưng cũng cần phải tránh sự hoài nghi thái quá đến mức tiêu cực, mù quáng có thể đánh mất cơ hội, làm giảm chất lượng cuộc sống, cản trở con đường dẫn đến thành công.
+ Chứng minh: những mối hoài nghi về giọng nói, thính giác đã giúp Graham Bell sáng chế ra điện thoại.
+ Mở rộng – phản đề - Bài học: Cần nhận thấy ý nghĩa tích cực của những hoài nghi để từ đó có cách tư duy, ứng xử và hành động hiệu quả trong thực tế.
(0.5)* Hình thức: đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề; lập luận chặt chẽ; lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng phù hợp; diễn đạt mạch lạc, rõ ý; đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.