Hình bên dưới mô tả về hệ gen trong nhân tế bào và hệ gen ngoài nhân (ngoài nhiễm sắc thể) ở tế bào nhân thực. Quan sát hình và cho biết trong các khẳng định dưới đây có bao nhiêu khẳng định đúng.

(1) Gen ngoài NST là những gen (ADN) tồn tại trong tế bào chất và được chứa trong các bào quan như: ti thể, lạp thể ở sinh vật nhân thực hay plasmit ở vi khuẩn.
(2) ADN ngoài nhân có cấu trúc xoắn kép mạch vòng còn ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép dạng thẳng.
(3) ADN trong nhân có số loại nuclêôtit lớn hơn so với ADN ngoài nhân.
(4) Gen ngoài NST cũng có thể bị đột biến và di truyền được.
(5) ADN trong nhân có nuclêôtit loại T, còn ADN ngoài nhân T được thay bằng U.
(6) Trong quá trình phân chia, nếu không có đột biến, gen ngoài nhân luôn được phân chia đồng đều cho các tế bào con.
(7) Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã và dịch mã.
(8) Số liên kết hoá trị (HT) giữa các nuclêôtit của ADN ngoài nhân, HT = N (với N là số nuclêôtit).
Đáp án đúng: C
Xét các phát biểu của đề bài:
Các phát biểu (1), (2), (4), (7), (8) đúng.
(3) sai. Cả ADN trong nhân và ngoài nhân đều có 4 loại nucleotit là: A, T, G, X.
(5) sai. Cả ADN trong nhân và ADN ngoài nhân thì đều có nucleotit loại T chứ không phải U.
(6) sai vì gen ngoài nhân không được phân chia đồng đều cho các tế bào con. Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối.
→ Có 5 nội dung đúng → Đáp án C