Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, có số mol khác nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 2,64 gam CO2 và 1,8 gam ?
Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, có số mol khác nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 2,64 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Dẫn m gam hơi X đi qua bột CuO (dư, to), thu được hỗn hợp Y gồm hai chất hữu cơ. Cho Y tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư (trong dung dịch NH3, to), thu được 12,96 gam Ag. Công thức của hai ancol trong X là
A. CH3OH và CH3CH2CH2OH.
B. CH3OH và CH3CH(OH)CH3.
C. CH3OH và CH3CH2OH. 
D. CH3CH2OH và CH3CH2CH2OH.

Đáp án B

HD: ♦ giải đốt X dạng CnH2n + 2O + O2 –––to–→ 0,06 mol CO2 + 0,1 mol H2O.

Tương quan đốt có nX = nH2O – nCO2 = 0,04 mol ⇒ Ctrung bình = 1,5.

⇒ X chứa ancol có số C = 1 là CH3OH, ancol còn lại là CkH2k + 2O (với k ≥ 3).

(chú ý nếu k = 2 thì 2 ancol có cùng số mol trái giả thiết ban đầu).

➤ nếu ancol CkH2k + 2O là ancol bậc I → tạo anđehit CkH2kO tham gia

phản ứng tráng bạc thì nAg = 4nHCHO + 2nCkH2kO; lại có nHCHO + nCkH2kO = 0,04 mol

⇒ nHCHO = nCkH2kO ⇔ số mol 2 ancol bằng nhau ⇒ trái với giả thiết.

⇒ ancol CkH2k + 2O phải là ancol bậc II hoặc bậc III, khi qua CuO tạo chất hữu cơ

không tham gia phản ứng tráng bạc ⇒ chỉ có CH3OH tạo HCHO tham gia phản ứng

⇒ nHCHO = nAg : 4 = 0,12 ÷ 4 = 0,03 mol ⇒ nCkH2k + 2O = 0,01 mol.

⇒ k = (∑nCO2 – 0,03nCH3OH) ÷ 0,01 = 3 ⇒ ancol là C3H8O.

như phân tích trên, ancol này không phải bậc I

⇒ chỉ có công thức khác là CH3CH(OH)CH3 (bậc II) → chọn đáp án B. ♦.