(1) Người thường xuyên uống nhiều rượu.
(2) Trẻ đi tháo (ỉa chảy) do tiêu chảy nặng.
(3) Người lao động nặng ngoài trời liên tục.
(4) Bệnh nhân có khối u ở vỏ tuyến trên thận.">
(1) Người thường xuyên uống nhiều rượu.
(2) Trẻ đi tháo (ỉa chảy) do tiêu chảy nặng.
(3) Người lao động nặng ngoài trời liên tục.
(4) Bệnh nhân có khối u ở vỏ tuyến trên thận."> Hormone ADH từ thùy sau tuyến yên và hệ RAA có vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng nước và muối của cơ thể. Hình ?

Hormone ADH từ thùy sau tuyến yên và hệ RAA có vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng nước và muối của cơ thể. Hình dưới đây thể hiện nồng độ ADH, renin và aldosterone trong máu ở người bình thường (BT) và trong một số trạng thái sinh lý khác nhau. Hãy cho biết mỗi kết quả A - D tương ứng với trường hợp nào dưới đây.

(1) Người thường xuyên uống nhiều rượu.
(2) Trẻ đi tháo (ỉa chảy) do tiêu chảy nặng.
(3) Người lao động nặng ngoài trời liên tục.
(4) Bệnh nhân có khối u ở vỏ tuyến trên thận.

Đáp án đúng: A
Đáp án A
(1) - (B). Rượu ức chế ADH → Uống nhiều rượu làm ADH máu giảm → Giảm thể tích máu (giảm tái hấp thu nước) → Bộ máy cận quản cầu tăng tiết renin → Tăng tiết aldosterone.
(2) - (C). Tiêu chảy gây mất cả muối và nước → Giảm thể tích máu nhưng không thay đổi áp suất thẩm thấu → Bộ máy cận quản cầu tăng tiết renin → Tăng tiết aldosterone, lượng ADH không thay đổi.
(3) - (D). Lao động nặng làm mất nhiều mô hôi → Tăng áp suất thẩm thấu và giảm thể tích máu → Kích thích thùy sau tuyến yên tiết ADH và bộ máy cận quản cầu tiết renin → Tăng tiết aldosterone.
(4) - (A). Khối u ở vỏ tuyến trên thận làm tăng tiết aldosterone vào máu → Tăng tái hấp thu Na+ kéo theo nước làm tăng thể tích máu nhưng không thay đổi áp suất thẩm thấu → Nồng độ ADH không đổi nhưng ức chế tiết renin làm nồng độ renin máu giảm.
Số bình luận về đáp án: 0