"> "> Lạc đà thích nghi cao với đời sống ở sa mạc. Bướu của chúng chứa chủ yếu là chất béo, điển hình là t?

Lạc đà thích nghi cao với đời sống ở sa mạc. Bướu của chúng chứa chủ yếu là chất béo, điển hình là tripalmitin (C51H98O6). Hình bên biểu diễn sự dao động nhiệt độ cơ thể giữa ban ngày và ban đêm của lạc đà trong điều kiện uống đủ nước và điều kiện uống thiếu nước.
Dựa vào thông tin đề bài hãy cho biết:
a. Hô hấp hiếu khí hoàn toàn 1612 gam tripalmitin sẽ cung cấp cho lạc đà bao nhiêu mililít (mℓ) nước? Nêu cách tính.
b. Vào ban ngày, một con lạc đà nặng 500 kg khi bị thiếu nước sẽ tích tụ bao nhiêu kcal của nhiệt trong cơ thể? (Biết rằng cơ thể tích tụ khoảng 0,9 cal nhiệt khi 1 gam mô cơ thể tăng thêm 1°C).
c. Biết rằng thương số hô hấp (Q) được tính bằng tỉ lệ thể tích khí CO2 (Vco2) thải ra trên thể tích khí O2 (Vo2) lấy vào (Q = Vco2/Vo2). Giá trị Q ở lạc đà khi chỉ hô hấp hiếu khí tripalmitin khác biệt thế nào so với khi chỉ hô hấp hiếu khí glucose? Giải thích.
10424269.png

Đáp án đúng:
a) Số lượng nước tạo ra = (1612/806) × 49 × 18 = 1764 (mL).
b) Số kcal tích tụ = (40 – 35) × 500 × 1000 × (0,9/1000) = 2250 (kcal).
c) Q khi hô hấp tripalmitin nhỏ hơn so với Q khi chỉ hô hấp glucose.
Q khi hô hấp hiếu khí tripalmitin = 51/((51 × 2 + 49 × 1 – 6)/2) = 0,7.
Q khi hô hấp hiếu khí glucose = 6/((6 × 2 + 6 × 1 – 6)/2) = 1,0.
Số bình luận về đáp án: 0