Một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định: kiểu gen có cả 2 l?
Một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định: kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định thân cao, các kiểu gen còn lại đều quy định thân thấp. Alen D quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây thân cao, hoa vàng : 6 cây thân thấp, hoa vàng : 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của cây P có thể là \(\dfrac{{Ad}}{{aD}}Bb\)
II. F1 có 1/4 số cây thân cao, hoa vàng dị hợp tử về 3 cặp gen.
III. F1 có tối đa 7 loại kiểu gen.
IV. F1 có 3 loại kiểu gen quy định cây thân thấp, hoa vàng.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.

Đáp án D

Đáp án D.
- F1 có số cây thân cao, hoa vàng (A-B-D-) chiếm tỉ lệ = 6/16 = 3/4 × 2/4 → Có 1 cặp gen Aa hoặc Bb liên kết với cặp gen Dd và kiểu gen của P là \(\dfrac{{Ad}}{{aD}}Bb\) hoặc\(Aa\dfrac{{Bd}}{{bD}}\) → I đúng.
- Khi P có kiểu gen là\(\dfrac{{Ad}}{{aD}}Bb,\) nếu có hoán vị gen ở một giới tính thì đời con sẽ có tỉ lệ kiểu hình là 6 : 6 : 3 : 1.
- Số cây thân cao, hoa vàng dị hợp tử về 3 cặp gen có kiểu gen \(\dfrac{{Ad}}{{aD}}Bb.\) Nếu cả hai giới đều không có hoán vị gen thì tỉ lệ = ½ × ½ = 1/4 → II đúng. Nhưng nếu có một giới có hoán vị gen thì tỉ lệ sẽ khác 1/4; khi đó II sai). Vì vậy, xét một cách tổng thể thì phát biểu II này có thể đúng hoặc sai. Do đó chọn sai.
- III sai. F1 có tối đa số kiểu gen = 7 × 3 = 21 kiểu gen
- IV sai. Nếu P không có hoán vị gen thì cây thân thấp, hoa vàng ở F1 có 4 kiểu gen là \(\dfrac{{Ad}}{{aD}}bb;\) \(\dfrac{{aD}}{{aD}}Bb;\) \(\dfrac{{aD}}{{aD}}BB;\) \(\dfrac{{aD}}{{aD}}bb.\) Nếu có hoán vị gen ở 1 giới thì cây thân thấp, hoa vàng ở F1 có 9 kiểu gen là\(\dfrac{{Ad}}{{aD}}bb;\)\(\dfrac{{aD}}{{aD}}Bb;\) \(\dfrac{{aD}}{{aD}}BB;\) \(\dfrac{{aD}}{{aD}}bb;\)\(\dfrac{{AD}}{{Ad}}bb;\) \(\dfrac{{AD}}{{aD}}Bb;\) \(\dfrac{{aD}}{{ad}}BB;\) \(\dfrac{{aD}}{{ad}}BB;\) \(\dfrac{{aD}}{{ad}}Bb;\) \(\dfrac{{aD}}{{ad}}bb.\)