Gọi x, y lần lượt là số lượng mũ loại I và loại II mà phân xưởng cần sản xuất trong một ngày. (Điều kiện:
).
Tiền lãi khi bán một chiếc mũ loại I là 24 nghìn đồng và một chiếc mũ loại II là 15 nghìn đồng nên tổng số tiền lãi khi bán mũ là
T(x;y) = 24x + 15y (nghìn đồng).
Khi đó bài toán đã cho đưa về: Tìm (x, y) là nghiệm của hệ bất phương trình

(*) sao cho biểu thức T(x;y) = 24x + 15y đạt giá trị lớn nhất.
Ta xác định được miền nghiệm của hệ bất phương trình (*) là miền ngũ giác ACDEO với A(0; 240), C(120; 240), D(200; 80), E(200; 0), O(0; 0) (hình vẽ bên dưới). Trong đó: A là giao điểm của trục tung và đường thẳng y = 240; C là giao điểm của đường thẳng y = 240 và 2x + y = 480, D là giao điểm của đường thẳng 2x + y = 480 và x = 200, E là giao điểm của trục hoành và đường thẳng x = 200.
Tính giá trị của biểu thức T(x;y) = 24x + 15y tại các cặp số (x; y) là tọa độ các đỉnh của ngũ giác ACDEO:
+ Tại đỉnh A: T = 24.0 + 15.240 = 3600
+ Tại đỉnh C: T = 24.120 + 15.240 = 6480
+ Tại đỉnh D: T = 24.200 + 15.80 = 6000
+ Tại đỉnh E: T = 24.200 + 15.0 = 4800
+ Tại đỉnh O: T = 0.
Vì giá trị nhỏ nhất của biểu thức T đạt được tại một trong các đỉnh của ngũ giác

nên suy ra giá trị nhỏ nhất của T là 6480 khi

và

ứng với tọa độ đỉnh
Vậy để tiền lãi thu được là cao nhất thì trong một ngày phân xưởng cần sản xuất 120 chiếc mũ loại I và 240 chiếc mũ loại II. Khi đó tiền lãi là 6.480.000 đồng.