Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể có số cây hoa trắng chiếm 5%. Qua tự thụ phấn, ở thế hệ F4 có số cây hoa tím chiếm 57,5%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tổng số cây hoa tím ở P, số cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ
II. Trong tổng số cây hoa tím ở F4, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ
III. F3 có số cây hoa trắng bằng 1,5 lần số cây hoa tím.
IV. Tần số alen a ở F3 bằng tần số alen ở F2.
Đáp án đúng: B
Đáp án là B.
P: aa = 0,05
Tự thụ phần qua 4 thế hệ liên tiếp, ta được:
F4: AA + Aa= 0,575.
→ aa=1 - 0,575 = 0,425
Gọi x là tần số kiểu gen Aa ở P , ta có hệ:
aa ( f4) = aa(P) + ( 1 - 1/24)/2 × x → x = 0,8
→ P: 0,15 AA : 0,8 Aa : 0,05aa.
F4: 0,525 AA: 0,05 Aa : 0,425aa.
→ Trong tổng số cây hoa tím ở P, số cây có kiểu gen đồng hợp chiếm 0,15/0,95= 3/19 → I đúng.
Trong tổng số cây hoa tím ở F4, số cây có kiểu gen dị hợp chiếm 0,05/0,575= 2/23 → II đúng.
F3: 0,5AA: 0,1Aa: 0,4 aa
→ Ở F3 số cây hoa trắng = ⅔ số cây hoa tím → III sai.
Tần số a ở F3= Tần số a ở F2 = 0,45 → IV đúng.