Nêu cảm nhận của anh/chị về cách định nghĩa độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm: “Đất Nước là máu xương của mình”.

Đáp án đúng:
Trong dân gian, người xưa thường dùng các hình ảnh “máu”, “xương” - một phần của cơ thể, làm nên sức sống của con người - trong lời nói của mình, để thể hiện tình cảm gắn bó ruột thịt, thiêng liêng: “tình cốt nhục”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Máu chảy ruột mềm”,...
Nguyễn Khoa Điềm mượn hình ảnh “máu xương” để diễn tả một suy nghĩ lớn lao hơn: “Đất Nước là máu xương của mình”. Bằng cách đồng nhất thông qua phép định nghĩa là, nhà thơ đã gắn chặt hai đối tượng tưởng chừng có sự chênh lệch lại với nhau, gắn Đất Nước lớn lao, kì vĩ với sinh thể, sự sống còn, tồn vong của mỗi cá nhân (“máu xương của mình”), từ đó gắn trách nhiệm của mỗi con người đối với Đất Nước. Cách diễn đạt của tác giả khiến lời thơ hoàn toàn mất đi dấu vết của lời giáo huấn mà ngược lại, tăng sức nặng về sự trân trọng, thành kính, thiêng liêng trong nhận thức của con người.
Số bình luận về đáp án: 0