Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ cuối cùng trong bài thơ.
Đáp án đúng:
- Về nghệ thuật: phép so sánh “cái ấm nồng nàn như lửa”; các từ láy “nồng nàn”, “mộc mạc”, kết cấu nhấn mạnh “Riêng… đâu dễ…”
- Về nội dung: Đoạn thơ cuối khắc ghi niềm xúc động mãnh liệt của nhân vật trữ tình về “hơi ấm ổ rơm”. Ôm rơm kia vốn chỉ là một thứ phụ phẩm được tận dụng, nhưng khi được bà mẹ dùng để lót ổ ấm cho đứa con - người lính trong đêm lỡ đường - thì nó lại trở thành biểu tượng của lòng yêu thương giản dị, mộc mạc, chân thành. Nhân vật trữ tình - người lính - không chỉ cảm nhận được tình cảm đó mà còn ghi nhớ trong lòng như một thứ tình cảm nồng ấm, thiêng liêng (“cái ấm nồng nàn”, “cái mộc mạc lên hương” của lúa, của rơm rạ đồng quê). Bài thơ kết thúc là một câu thơ chất chứa lòng biết ơn sâu nặng: “Đâu dễ chia cho tất cả mọi người”, bởi lẽ đó.