Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất...)
Đáp án đúng:
Cách 1:
* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:
Tiêu chí
Lớp vỏ Trái Đất
Lớp vỏ địa lí
Chiều dày
Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).
Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)
Thành phần vật chất
Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).
Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Tiêu chí
Lớp vỏ Trái Đất
Lớp vỏ địa lí
Chiều dày
Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).
Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)
Thành phần vật chất
Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).
Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Cách 2:
- Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Phân biệt:
+ Lớp vỏ địa lí có chiều dày khoảng 30 - 35km (tính từ giới hạn dưới của lớp ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá), thành phần vật chất của lớp vỏ bao gồm cả khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
+ Lớp vỏ Trái Đất: Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (đá trầm tích, đỏ granit, badan).