Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
...
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
...
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Trích Nói với con – Y Phương, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Cảm nhận của em về “người đồng mình” qua các đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về đặc sắc nghệ thuật thơ Y Phương. (5.0 điểm)
"> Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
...
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
...
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Trích Nói với con – Y Phương, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Cảm nhận của em về “người đồng mình” qua các đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về đặc sắc nghệ thuật thơ Y Phương. (5.0 điểm)
"> Người đồng mình yêu lắm con ơiĐan lờ cài nan hoaVách nhà ken câu hát...Người đồng mình thương lắm con ơiCao đo nỗi buồnX?

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
...
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
...
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Trích Nói với con – Y Phương, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Cảm nhận của em về “người đồng mình” qua các đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về đặc sắc nghệ thuật thơ Y Phương. (5.0 điểm)

Đáp án đúng:
(0.25)a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

(0.25)b. Xác đinh đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về “người đồng mình” qua các đoạn thơ. Từ đó, nhận xét đặc sắc nghệ thuật thơ Y Phương.

(4.0)c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
(1.0)* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Tác giả Y Phương: Là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc lớp các nhà thơ dân tộc miền núi. Thơ ông thể hiện tâm hồn trong sáng, chân thật, mạnh mẽ và cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Tác phẩm “Nói với con”: Bài thơ được sáng tác vào năm 1980 - 5 năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước - nhưng khi đó đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vẫn vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
(3.0)* Cảm nhận về “người đồng mình” qua các đoạn thơ:
- Đoạn thơ 1 (Người đồng mình là những con người đáng yêu, đáng quý): “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của họ được gợi ra qua những hình ảnh thật đẹp, mang đậm màu sắc dân tộc. Những nan nứa, nan tre dưới bàn tay tài hoa của người quê mình đã trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng tre, gỗ mà còn được ken bằng những câu hát si, hát lượn truyền thống. Các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả chính xác động tác khéo léo trong lao động vừa gợi sự gắn bó, quấn quýt của những con người quê hương trong cuộc sống lao động. Cái “yêu lắm” của “người đồng mình” là gì nếu không phải là cốt cách tài hoa, là tinh thần vui sống? Phải chăng, ẩn chứa bên trong cái dáng vẻ thô mộc là một tâm hồn phong phú, lãng mạn biết bao?
- Đoạn thơ 2 (Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước):
+ Ở đoạn thơ trước, Y Phương sử dụng cụm từ “yêu lắm con ơi” để nói với con về tình yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, còn đến đây, nhà thơ lại nói “thương lắm con ơi” chất chứa bao cảm xúc, thể hiện tình cảm yêu thương chân thành, sự gắn bó máu thịt của “người đồng mình” với quê hương. Bởi sau từ “thương” đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương. Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.
+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái “cao” vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái “xa” của đất để đo ý chí con người. Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.
+ Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc. Nhưng có lẽ, điều in sâu đậm nhất trong lòng mỗi đứa con (và người đọc chúng ta) là những lời dặn dò, khuyên bảo của người cha. Đứa con trước cha, trước quê hương luôn mãi là một hình ảnh yêu thương, bé bỏng nhất và lúc nào cũng cần được chờ che, dạy dỗ. Bài học của cha luôn là động lực giúp con khôn lớn, cứng cỏi trước cuộc sống.
- Đoạn thơ cuối (Người đồng mình biết tự lực tự cường xây dựng quê hương, duy trì truyền thống với những tập quán tốt đẹp): Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa. Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi),vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động đã xây dựng và làm đẹp giàu cho quê hương, xây dựng để nâng tầm quê hương. Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với phong tục tập quán nâng đỡ
Số bình luận về đáp án: 0