Nhận xét về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: Người lính “Tây Tiến” hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa. Ý kiến khác lại cho rằng: Hình tượng người lính “Tây Tiến” thật can trường, hào hùng, dũng cảm.
Bằng cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong “Tây Tiến” (Quang Dũng), hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Đáp án đúng:
* Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến
Thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng người lính theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được hai vẻ đẹp chủ yếu của lính Tây Tiến:
- Can trường, dũng cảm;
- Lãng mạn, hào hoa.
* Bình luận các ý kiến
- Hai ý kiến đều đúng, thể hiện được cảm nhận chính xác, tinh tế về hình tượng người lính.
- Mỗi ý kiến chưa thực sự hoàn chỉnh, cần hoàn thiện mỗi ý kiến bằng cách kết hợp các ý kiến với nhau để có được cảm nhận trọn vẹn về người lính Tây Tiến.
- Để khắc họa thành công hình tượng người lính với các vẻ đẹp đó, Quang Dũng đã sử dụng thành công bút pháp lãng mạn, ngôn từ đặc sắc và có sự kết hợp giữa chất nhạc, chất họa trong lời thơ…
- So sánh hình tượng người lính trong “Tây Tiến” với hình tượng người lính trong các sáng tác khác như “Đồng chí” (Chính Hữu), “Nhớ” (Hồng Nguyên), “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)… để thấy được vẻ nét riêng trong hình tượng người lính Tây Tiến và sự sáng tạo của Quang Dũng so với các nhà thơ khác.
Số bình luận về đáp án: 0