Nhận xét về truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), có ý kiến cho rằng: Truyện khắc họa thành công vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Tnú. Ý kiến khác lại cho rằng: Truyện xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu.
Bằng cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên.

Đáp án đúng:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến
* Cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú

Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, Nguyễn Trung Thành, bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật, đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Tnú với những phẩm chất, tính cách nổi bật:
- Gan góc, dũng cảm, mưu trí;
- Tuyệt đối trung thành với cách mạng;
- Có trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc;
- Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của nhân dân Tây Nguyên, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng.
Thí sinh có thể trình bày cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú theo những cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những khía cạnh trên. Đồng thời với việc cảm nhận về hình tượng, thí sinh còn phải làm rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Trung Thành: nhân vật của Nguyễn Trung Thành không chỉ có những phẩm chất có thể đại diện cho cộng đồng mà còn có cá tính sống động.
* Bình luận các ý kiến
- Hai ý kiến hoàn toàn đúng, thể hiện cảm nhận chính xác về hình tượng nhân vật Tnú (ý kiến thứ nhất) và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Trung Thành (ý kiến thứ hai).
- Hai ý kiến này không đối lập nhau mà thống nhất, hòa quyện với nhau, làm nên một cái nhìn trọn vẹn về hình tượng nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm. Hai ý kiến này cũng rất đúng với các hình tượng nhân vật khác như cụ Mết và Dít.
- Hình tượng nhân vật Tnú và nghệ thuật xây dựng hình tượng của Nguyễn Trung Thành đã góp phần mang lại vẻ đẹp sử thi cho tác phẩm - một khuynh hướng thẩm mĩ nổi bật trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.
Số bình luận về đáp án: 0