Những loại đồ uống có cồn như bia, rượu có chứa thành phần chính là ethanol (CH3CH2OH) - một chất rất dễ bị oxi hóa. Chất CrO3 có màu đỏ thẫm trong thiết bị đo nồng độ cồn khi phản ứng với ethanol sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tạo ra CH3CHO, H2O, và Cr2O3. Chất Cr2O3 có màu lục thẫm và dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được nồng độ cồn trong hơi thở của lái xe,
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi thiết bị đo nồng độ cồn hoạt động,
b) Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, khi người điều khiển phương tiện giao thông có mức đo nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị xử phạt hành chính
Trong 0,5 lít khí thở của ông Nguyễn Văn X đang điều khiển xe ô tô có một lượng cồn là a mg. Để oxi hóa lượng cồn này cần dùng 5 mg CrCO3. Bằng các phép tính cụ thể, hãy cho biết ông X có bị phạt về lỗi vi phạm nồng độ cồn khi láy xe không?

Đáp án đúng:
a) 2CrO3 + 3CH3CH2OH Cr2O3 + 3CH3CHO + 3H2O
b) Số mol CrO3 = 5.10–3:100 = 5.10–5 mol
Số mol CH3CH2OH = 1,5.5.10–5 = 7,5.10–5 mol
Khối lượng CH3CH2OH trong 1 lít khí thở = 7,5.10–5. 46.2 = 6,9.10–3 gam = 6,9 mg
Như vậy lượng cồn vượt quá 0,25 mg/lít khí thở nên lái xe Z sẽ bị phạt về lỗi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe.
Số bình luận về đáp án: 0