Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội ?
Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 16% số cây lá xẻ, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20cM. 
B. F1 có 1% số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng.
C. F1 có 8% số cây lá xẻ, hoa đỏ. 
D. F1 có 1 kiểu gen quy định kiểu hình lá xẻ, hoa đỏ.

Đáp án D

Đáp án D.
Phép lai P: Lá nguyên, hoa đỏ (A-B-) × Lá nguyên, hoa trắng (A-bb).
F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá xẻ, hoa trắng chiếm tỉ lệ 16% nên P có kiểu gen (Aa, Bb) × (Aa, bb) và A, B liên kết với nhau. P có kiểu gen là \(\dfrac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}\) × \(\dfrac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{ab}}}}\).
Lá xẻ, hoa trắng (\(\dfrac{{{\rm{ab}}}}{{{\rm{ab}}}}\)) = 16% = 0,5×0,32.
→ Tần số hoán vị = 1 - 2×0,32 = 0,36. → A sai.
B và C sai. Vì cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng (\(\dfrac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{Ab}}}}\)) có tỉ lệ = cây lá xẻ, hoa đỏ (aaB-) = 0,25 – 0,16 = 0,09 = 9%.
- Cây lá xẻ, hoa đỏ (aaB-) có tỉ lệ = 0,25 – 0,2 = 0,05. → III đúng.
D đúng. Vì P có kiểu gen \(\dfrac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}\) × \(\dfrac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{ab}}}}\) nên ở F1 thì cây lá xẻ, hoa đỏ là cây dị hợp \(\dfrac{{{\rm{aB}}}}{{{\rm{ab}}}}\).