Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định hạt nảy mầm bình thường trội hoàn toàn so với alen?
Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định hạt nảy mầm bình thường trội hoàn toàn so với alen a làm cho hạt không nảy mầm. Tiến hành gieo 20 hạt AA, 80 hạt Aa lên đất canh tác, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1; F1 nảy mầm và sinh trưởng, sau đó ra hoa kết hạt tạo thế hệ F2. Lấy 2 hạt ở đời F2, xác suất để cả hai hạt đều có kiểu gen dị hợp là
A. 12,5%.
B. 18,75%.
C. 25%.
D. 6,25%.

Đáp án D

- Ở thế hệ xuất phát, tỉ lệ kiểu gen ở cây trưởng thành là 0,2AA : 0,8Aa
Do quần thể tự phối nên tỉ lệ hợp tử ở F1 là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. (0,8Aa tự phối sẽ sinh ra 3 kiểu gen là 0,2AA : 0,4Aa : 0,2aa).
- Vì hạt aa không nảy mầm nên tỉ lệ kiểu gen ở cây trưởng thành F1
\(\dfrac{0,4}{1-0,2}\) AA : \(\dfrac{0,4}{1-0,2}\) Aa = \(\dfrac{1}{2}\) AA : \(\dfrac{1}{2}\) Aa.
- Tỉ lệ hợp tử ở F2 là \(\dfrac{5}{8}\) AA : \(\dfrac{1}{4}\) Aa : \(\dfrac{1}{8}\) aa.
Vậy ở F2 tỉ lệ hạt có kiểu gen dị hợp là \(\dfrac{1}{4}\) = 25%. Vậy khi lấy 2 hạt bất kì ở đời F2 xác suất để cả hai hạt đều có kiểu gen dị hợp là 25% × 25% = 6,25%
→ Đáp án D.