Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; Alen B quy định cánh dài trội hoàn?
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; Alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh ngắn. Cho ruồi thân xám, cánh dài (P) thuần chủng lai với ruồi thân đen, cánh ngắn thu được F1, F1 lai với F1 thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 70% ruồi thân xám, cánh dài : 5% ruồi thân xám, cánh ngắn : 5% ruồi thân đen, cánh dài : 20% ruồi thân đen, cánh ngắn. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Kiểu gen của F1 và tần số hoán vị gen là
A. \(\dfrac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}\), 40%.
B. \(\dfrac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}\), 20%.
C. \(\dfrac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{aB}}}}\), 44%.
D. \(\dfrac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{aB}}}}\), 14%.

Đáp án B

Đáp án B.

Ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái.

Ruồi thân đen, cánh ngắn (\(\dfrac{{{\rm{ab}}}}{{{\rm{ab}}}}\)) = 20% = 0,2= 0,5 ab × 0,4 ab.

→ ab là giao tử liên kết → Kiểu gen của F1 là \(\dfrac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}\)

Tần số hoán vị = 1 - 2 × 0,4 = 0,2 = 20%.