Phân tích bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh. Từ đó, nhận xét về đặc sắc nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. (5.0 điểm)
Đáp án đúng:
(0.25)a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề
(0.25)b. Xác đinh đúng vấn đề cần nghị luận
Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, nhận xét đặc sắc nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh.
(4.0)c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
(1.0)* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Hữu Thỉnh: Là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc lớp nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc mạc tinh tế và giàu rung cảm.
- Tác phẩm “Sang thu”: Bài thơ sáng tác năm 1977, 2 năm sau ngày thống nhất đất nước. In trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” (1991).
(3.0)* Phân tích bài thơ:
- Khổ 1 (Những tín hiệu giao mùa): thi sĩ “bỗng” bất ngờ nhận ra mùa thu với “hương ổi” phả trong làn “gió se”. “Hương ổi” – mùi hương rất đỗi thân thuộc, bình dị ở làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, sum suê cây trái mỗi độ thu về. “Gió se” – thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa thu đất Bắc.
Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ láy “chùng chình” khiến cho sương thu như có tâm hồn, có cảm nhận riêng, mùa thu hiện ra như một con người đang cố ý chậm lại để kéo dài thời gian, như bâng khuâng nuối tiếc, luyến lưu một điều gì chưa rõ. Trước khoảnh khắc giao mùa ấy, tác giả đã giật mình, bối rối: “Hình như thu đã về”.
=> Bốn câu thơ đầu là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những tín hiệu thu về ở không gian gần và hẹp. Từ những cảm nhận tinh tế mà tài hoa ấy, ta như thấy bóng hình một con người chín chắn và trầm ngâm, một tâm hồn nhạy cảm với tình yêu thiên nhiên tha thiết.
- Khổ 2 (Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa):
+ Phép nhân hóa “sông – dềnh dàng” và từ láy “dềnh dàng” trong câu thơ đầu tiện gợi lên hình ảnh dòng sôi trôi chậm, nhẹ nhàng, thanh thản. Sông lúc sang thu không cuồn cuộn chảy dữ dội như khi giữa những ngày hè đầy bão giông, mưa lũ mà êm ả, trôi lững lờ, dềnh dàng như đang lắng lại, đang trầm ngâm suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời.
+ Đối lập với dòng sông là đàn chim giữa quang cảnh sang thu. Nghệ thuật nhân hóa “chim – vội vã” và từ láy gợi cảm “vội vã” đã miêu tả chính xác hình ảnh những chú chim bay về phương Nam tránh rét. Từ “bắt đầu” được sử dụng thật độc đáo, nó diễn tả những hoạt động mới chớm diễn ra, rất nhẹ và rất khẽ. Chắc hẳn, tác giả phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự “bắt đầu” này trong những cánh chim bay.
+ Nghệ thuật nhân hóa độc đáo, thú vị thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ đã gợi ra hình ảnh đám mây lưu luyến bắc chiếc cầu mỏng như dải lụa treo trên bầu trời: ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.
+ Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” để gợi ra trong thời điểm giao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng.
=> Quang cảnh thiên nhiên phút giao mùa thật khoáng đạt và sinh động qua việc nhà thơ mở rộng tầm quan sát, cảm nhận của mình lên chiều cao (chim), chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông). Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng.
- Khổ 3 (Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ):
+ Thủ pháp đối lập được tác giả vận dụng khá hiệu quả khi diễn tả sự đổi thay của thời tiết (“vẫn còn <> “vơi dần”, “nắng” <> “mưa”). Nắng, mưa vốn là hiện tượng của thiên nhiên vận hành theo quy luật riêng của nó. Hữu Thỉnh đã nhìn ra từ cái mưa nắng hàng ngày một sự hụt vơi – dấu hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu. Nắng vẫn còn nhưng mưa đã vơi dần. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt và cũng bớt đi những tiếng sấm bất thường ch