Tiến hành phản ứng thủy phân bromoethane:
– Cho khoảng 1 mL C2H5Br vào ống nghiệm (1), thêm khoảng 3 mL nước cất rồi lắc đều. Để hỗn hợp tách thành hai lớp, lấy phần trên của hỗn hợp nhỏ vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 mL AgNO3. Nếu thấy có kết tủa cần lặp lại đến khi không còn kết tủa (nước rửa không còn ion halogen).
– Thêm 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm (1). Lắc nhẹ ống nghiệm rồi ngâm vào cốc nước nóng khoảng 5 phút, thỉnh thoảng lắc đều ống nghiệm, để nguội rồi lấy khoảng 1 mL chất lỏng ở phần trên ống nghiệm (1) và chuyển sang ống nghiệm (2).
– Trung hoà base dư ở ống nghiệm (2) bằng dung dịch HNO3 (thử bằng giấy chỉ thị pH) rồi nhỏ thêm vài giọt dung dịch AgNO3 1%, quan sát thấy có kết tủa vàng nhạt xuất hiện.
Trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại sao khi thêm nước vào C2H5Br thì hỗn hợp lại tách thành hai lớp, bromoethane nằm ở lớp nào?
b) Kết tủa xuất hiện ở ống nghiệm (2) sau khi thêm dung dịch AgNO3 vào là gì?
c) Tại sao cần phải trung hoà dung dịch base dư trước khi cho dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm (2)?
d) Dự đoán sản phẩm và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình thí nghiệm.

Đáp án đúng:
1. Do bromoethane không tan trong nước nên hỗn hợp tách thành hai lớp, bromoethane sẽ nằm ở lớp dưới do các dẫn xuất halogen thường nặng hơn nước.
2. Kết tủa xuất hiện ở ống nghiệm (2) sau khi thêm dung dịch AgNO3 vào là chất AgBr.
3. Cần phải trung hoà dung dịch base dư trước khi cho dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm (2) để tránh phản ứng giữa sản phẩm AgNO3 và NaOH sinh ra kết tủa đen khó quan sát màu của AgBr được tạo thành.
4. Sản phẩm kết tủa AgBr, CH3CH2OH
CH3CH2Br + NaOH CH3CH2OH + NaBr
NaBr + AgNO3 → NaNO3 + AgBr
Số bình luận về đáp án: 8