(5,00) Trong bài thơ Việt Bắc, cảnh chia tay giữa cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc đã được Tố Hữu tái hiện qua lời đối đáp:
Người ở lại hỏi:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Người ra đi trả lời:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Cảm nhận về cảnh chia tay trong hai đoạn thơ trên. Từ đó,làm rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
(0,25) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề
(0,5) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Cảm nhận cảnh chia tay trong hai đoạn thơ, làm rõ Phong cách nghệ thuật của Quang Dũng
(3,5) c.Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* * Giới thiệu chung:
- Nhà thơ Tố Hữu (Vị trí trong nền Văn học dân tộc).
- Bài thơ Việt Bắc (Hoàn cảnh sáng tác, Bố cục – Kết cấu).
- 2 đoạn thơ.
* Cảm nhận về cảnh chia tay trong hai đoạn thơ:
-
Đoạn thứ nhất: Thuộc cặp Hỏi – Đáp thứ nhất, bốn câu thơ là những lời hỏi đầu tiên của người ở lại – nhân dân Việt Bắc.
+ Câu hỏi thứ nhất, người ở lại hỏi về thời gian gắn bó:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
“
Mười lăm năm” trước hết có ý nghĩa tả thực, xác định quãng thời gian được tính từ thời điểm chiến khu Việt Bắc được thành lập đến thời điểm hiện tại khi cán bộ kháng chiến chuẩn bị chia tay Việt Bắc để trở về tiếp quản thủ đô. “
Mười lăm năm” bởi vậy còn có ý nghĩa xác định thời gian gắn bó giữa hai bên. Hai tính từ “
thiết tha, mặn nồng” gợi tình cảm sâu nặng, bền chặt.
+ Câu hỏi thứ hai hỏi về không gian kỉ niệm:
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
Các hình ảnh gợi không gian 2 miền xuôi – ngược, diễn tả một cách xúc động nhận thức của người ở lại về tính cảnh sắp tới: Nhìn “cây”, nhìn “sông” là thực tế người về xuôi sẽ gặp nhưng có “nhớ núi”, “nhớ nguồn” hay không thì còn phải trông chờ vào lòng thủy chung của người ra đi. “Nhìn” là hành động của thị giác, “nhớ” lại là hành động của tâm tưởng. Hành động “nhìn” diễn ra ở hiện tại, hành động “nhớ” lại hướng về quá khứ. Sự đan xen giữa hai hành động trong lời hỏi có ý nghĩa nhắc nhở người ra đi sống giữa hiện tại đừng quên quá khứ, sống bình yên ở miền xuôi đừng quên những gian khổ khó khăn khi sống ở miền ngược, đừng quên kỉ niệm của một thời đã qua. Đây cũng là đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
- Đoạn thơ thứ hai:
Thuộc cặp hỏi – đáp thứ 2, đoạn thơ là lời mở đầu cho lời đáp của người ra đi, bày tỏ nỗi nhớ về Việt Bắc:
+ Nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương++ Phép so sánh “như nhớ người yêu” diễn tả nỗi nhớ da diết, thường trực.
++ “Trăng”, “nắng”, “núi”, “nương” là những hình ảnh quen thuộc, gợi không gian núi rừng êm đềm, thơ mộng, ở đó có sự tách biệt giữa không gian lao động và không gian tình yêu.
+ Nỗi nhớ về cuộc sống con người ở Việt Bắc:
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
++ Cách nói “nhớ từng” khiến nỗi nhớ như dài thêm ra.
++ Các hình ảnh “bản làng”, “khói bếp”, “sương”, “người thương” và trạng từ chỉ thời gian “sớm khuya” cho thấy trong nỗi nhớ của người về xuôi, cuộc sống ở Việt Bắc thật khó khăn, nhiều vất vả, con người ở Việt Bắc tảo tần, chịu khó, chịu thương… Việt Bắc chính là nơi neo giữ trái tim người ra đi.
=> Nhận xét:
- Đoạn 1 là lời gợi nhắc của người ở lại về bao kỉ niệm, bao gắn bó với cách mạng, với kháng chiến trong suốt 15 năm. Từ lời gợi nhắc, người ở lại nhắn nhủ người đi, mong ước người đi đừng quên Việt Bắc, đừng quên cội nguồn.
Đoạn 2 là lời đồng vọng của người ra đi, đáp lại những ân tình thiết tha của người ở lại. Đó là tiếng lòng, thay cho lời thề gắn bó thủy chung, thể hiện lòng biết ơn sâu nặng dành cho nhân dân Việt Bắc, chiến khu Việt Bắc.
- Cả hai đoạn thơ đều diễn tả những sắc thái, cảm xúc riêng, mang những vẻ đẹp riêng nhưng cùng hòa điệu với nhau, cùng tôn vinh nghĩa tình quân dân, nghĩa tình cách mạng và ngợi ca cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chúng ta. Cảnh chia tay hiện lên qua hai đoạn thơ đầy nhớ thương, lưu luyến.
- Khai thác đề tài “tống biệt” của thơ cổ nhưng thơ Tố Hữu đã có sự kế thừa và sáng tạo vô cùng xuất sắc. Nếu trong thơ cổ, các cuộc chia tay chủ yếu là giữa bạn bè, vợ chồng, đôi lứa thì cuộc chia tay ở đây lại là giữa nhân dân và cán bộ cách mạng. Nếu tình cảm được nói đến ở các cuộc chia tay trong thơ cổ là tình cảm riêng tư, cá nhân, mang tính đời thường thì tình cảm trong thơ Tố Hữu lại là tình cảm chung, tình cảm quân dân, tình cảm cách mạng, tình cảm dành cho lí tưởng, dành cho Đảng, cho cuộc kháng chiến… Khi tái hiện cảnh chia tay, thơ cổ thường dùng các hình ảnh sang trọng, có tính ước lệ còn cảnh chia tay trong thơ Tố Hữu lại được diễn tả bằng những từ ngữ, hình ảnh giản dị, thân quen, với một giọng điệu thật đặc biệt: êm ái, ngọt ngào.
* Khái quát phong cách nghệ thuật của Tố Hữu:
Hai đoạn thơ đã làm nổi bật phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu:
- Thơ Trữ tình – Chính trị:
Được khơi gợi cảm hứng từ một sự kiện chính trị - cuôc chia tay lịch sử giữa cán bộ Trung ương Đảng, Chính phủ với chiến khu Việt Bắc để trở về tiếp quản thủ đô, nhưng bài thơ không hề nặng màu sắc chính trị khô khan mà ngược lại, chứa chan cảm xúc. Được viết bằng khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, cuộc chia tay vốn là một sự kiện lịch sử đã trở thành một cuộc tiễn biệt đầy lưu luyến, nhớ thương như cuộc tiễn biệt của đôi lứa yêu nhau.
- Tính dân tộc đậm đà:
+ 2 đoạn thơ có vẻ đẹp của đạo lí dân tộc “
Uống nước nhớ nguồn”.
+ Vẻ đẹp ấy được biểu hiện đặc sắc qua thể thơ lục bát truyền thống, hệ thống hình ảnh gần gũi, nhiều hình ảnh lấy từ văn học dân gian, văn học cổ; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân; âm điệu ngọt ngào, sâu lắng, mang âm hưởng quen thuộc của ca dao – dân ca; sử dụng kết cấu đối đáp, cặp đại từ nhân xưng mình – ta một cách sáng tạo…
=>
Chuyện chính trị nhưng đã đến với trái tim người đọc bằng con đường của tình yêu.
d. Chính tả và ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp tiếng Việt 0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,5