Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian khổ:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
cả những chiến thắng lịch sử hào hùng:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng.
Phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai khổ thơ trên. Từ đó, làm rõ sự vận động của cảm xúc trong thơ Tố Hữu. (5,0 điểm)
"> Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian khổ:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
cả những chiến thắng lịch sử hào hùng:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng.
Phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai khổ thơ trên. Từ đó, làm rõ sự vận động của cảm xúc trong thơ Tố Hữu. (5,0 điểm)
"> Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian khổ: Mình đi có nhớ những ngày Mưa nguồn ?

Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian khổ:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
cả những chiến thắng lịch sử hào hùng:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng.
Phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai khổ thơ trên. Từ đó, làm rõ sự vận động của cảm xúc trong thơ Tố Hữu. (5,0 điểm)

Đáp án đúng:
(0,25) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

(0,5) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên, từ đó làm rõ sự vận động của cảm xúc trong thơ Tố Hữu.

(3,5) c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu chung:
- Tác giả Tố Hữu (vị trí, phong cách nghệ thuật).
- Bài thơ Việt Bắc (hoàn cảnh sáng tác, bố cục – kết cấu).
- Bức tranh Việt Bắc qua 2 đoạn thơ.
* Phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ:
- Đoạn thơ thứ nhất:

+ Vị trí của đoạn thơ: Thuộc cặp hỏi – đáp thứ 2, đoạn thơ là phần đầu trong lời hỏi của người ở lại – nhân dân Việt Bắc.
+ Bức tranh Việt Bắc trong đoạn thơ:
++ Sau hai câu hỏi lớn đầy băn khoăn, trăn trở, đầy lưu luyến, nhớ thương dành cho người đi trong cặp hỏi – đáp đầu tiên, người ở lại tiếp tục gợi nhắc ở người đi những kỉ niệm về Việt Bắc.
+++ Thiên nhiên Việt Bắc dữ dội, khắc nghiệt:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
+++ Cuộc sống ở Việt Bắc nhiều gian khổ, thiếu thốn nhưng con người Việt Bắc sống nặng nghĩa, nặng tình, cùng cán bộ kháng chiến gánh vác mối thù, quyết tâm diệt giặc:
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
=>Nhận xét:
- Nghệ thuật: Phép điệp cấu trúc câu (mình đi – mình về), phép điệp từ (nhớ), phép liệt kê, giọng thơ tâm tình ngọt ngào…
- Nội dung:
+ Đoạn thơ tái hiện bức tranh Việt Bắc trong những tháng ngày kháng chiến gian khổ mà hào hùng.
+ Tâm trạng của người ở lại: nhiều băn khoăn, trăn trở, sợ người đi sẽ quên Việt Bắc.
+ Cảm xúc của nhà thơ: bồi hồi, xúc động, tri công, tri ân đồng bào Việt Bắc đã đồng cam cộng khổ, hết lòng vì kháng chiến, vì cách mạng.
- Đoạn thơ thứ hai:
+ Vị trí: Cũng thuộc cặp hỏi – đáp thứ 2, nếu đoạn thơ thứ nhất thuộc phần đầu của lời hỏi thì đoạn thứ 2 nằm ở phần gần cuối trong lời đáp của người ra đi.
+ Bức tranh Việt Bắc trong đoạn thơ:
Nếu đoạn thơ thứ nhất tái hiện hình ảnh Việt Bắc đầy khó khăn, gian khổ thì đoạn thơ thứ hai này lại tái hiện hình ảnh Việt Bắc quật khởi, hào hùng trong niềm vui chiến thắng, trong âm vang của khúc khải hoàn ca:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng.
Đoạn thơ diễn tả niềm vui chiến thắng. Phép điệp từ (vui) kết hợp các từ chỉ hướng (vui về - vui từ - vui lên) và phép liệt kê địa danh… có ý nghĩa khẳng định vai trò của chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Việt Bắc là cái nôi của cuộc kháng chiến, niềm vui chiến thắng từ Việt Bắc mà lan tỏa đi muôn nơi rồi từ muôn nơi, niềm vui lại hội tụ về Việt Bắc.
* Nhận xét về sự vận động của cảm xúc trong thơ Tố Hữu qua hai đoạn thơ:
- Sự vận động của cảm xúc trong hai đoạn thơ:
Hai đoạn thơ tiêu biểu cho nghĩa tình cao đẹp giữa cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc. Đoạn thơ thứ nhất bộc lộ tấm lòng của người ở lại dành cho người ra đi với bao ân cần, thắm thiết, bao lưu luyến, nhớ thương. Qua lời gợi nhắc đầy xúc động, ngậm ngùi, người ở lại đã khơi dậy trong lòng người ra đi biết bao kỉ niệm trong mười lăm năm gắn bó.
Đoạn thơ thứ hai, với giọng điệu tươi vui, là tiếng lòng đồng vọng tha thiết của người rra đi, đáp lại ân tình thiết tha của người ở lại. Tiếng lòng ấy thay cho lời thề gắn bó thủy chung, lời biết ơn sâu nặng dành cho chiến khu Việt Bắc, nhân dân Việt Bắc.
Cả hai đoạn thơ đều diễn tả những sắc thái tình cảm riêng, những vẻ đẹp riêng: Từ trữ tình, sâu lắng đến hân hoan, hào hùng; từ những cảm xúc quen thuộc, đời thường sang những cảm xúc mang tính dân tộc, tính thời đại. Tuy nhiên, cảm xúc trong hai đoạn thơ không đối lập nhau mà cùng hòa điệu với nhau, làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đóng góp riêng của tác giả.
- Ý nghĩa của sự vận động cảm xúc trong hai đoạn thơ:
+ Biểu trưng cho sự vận động của lịch sử cách mạng Việt Nam: Từ gian khổ, đau thương đến vinh quang, chiến thắng.
+ Thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: Thơ trữ tình- chính trị, tính dân tộc đậm đà.
(0.25)d. Chính tả và ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp tiếng Việt.
(0.5)e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Số bình luận về đáp án: 1