Trong tế bào có rất nhiều loại đại phân tử hữu cơ khác nhau nhưng chia thành 4 loại đại phân tử sinh học là carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
a. Trong 4 loại đại phân tử này thì protein, nucleic acid (DNA và RNA), polysaccharide (tinh bột, cellulose,...) được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
– Đơn phân của protein là 20 loại amino acid.
– Đơn phân của nucleic acid là các loại nucleotide.
– Đơn phân của polysaccharide là đường đơn glucose.
b. Nucleic acid và protein là những loại đại phân tử vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù cho loài.
– Tính đa dạng của nucleic acid thể hiện ở thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp của các nucleotide. Tính đặc thù của nucleic acid thể hiện ở trình tự sắp xếp của các nucleotide, tỉ lệ

và hàm lượng của DNA ở trong nhân tế bào.
– Tính đa dạng của protein thể hiện ở thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp của các amino acid. Tính đặc thù của protein thể hiện ở trình tự sắp xếp của các amino acid trong cấu trúc bậc 1 và cấu trúc không gian của protein.
c. Protein là loại phân tử có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì:
– Protein được cấu tạo từ 20 đơn phân khác nhau. Càng có nhiều loại đơn phân thì tính đa dạng càng cao.
– Protein có cấu trúc không gian 4 bậc. Các bậc cấu trúc không gian quy định tính đa dạng của protein.