Trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về đất nước thông qua vai trò, những hi sinh, đóng góp to lớn của nhân dân trên nhiều phương diện.
Anh/Chị hãy phân tích sự cảm nhận đó của nhà thơ trên một phương diện cụ thể."> Trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về đất nước thông qua vai trò, những hi sinh, đóng góp to lớn của nhân dân trên nhiều phương diện.
Anh/Chị hãy phân tích sự cảm nhận đó của nhà thơ trên một phương diện cụ thể."> Trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về đất nước thông qua vai ?

Trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về đất nước thông qua vai trò, những hi sinh, đóng góp to lớn của nhân dân trên nhiều phương diện.
Anh/Chị hãy phân tích sự cảm nhận đó của nhà thơ trên một phương diện cụ thể.

Đáp án đúng:
a. Mở bài
Ví dụ:
Quê hương đất nước là một trong những mạch nguồn cảm hứng bất tận của thi ca Việt Nam. Nguồn cảm hứng ấy đã vang cất lên trong nhiều thi phẩm đặc sắc như “Việt Bắc” (Tố Hữu), “Quê hương” (Giang Nam), “Mũi Cà Mau” (Xuân Diệu),... Và sẽ thật thiếu sót nếu bàn về nguồn cảm hứng này, chúng ta không nhắc đến trường ca “Mặt đường khát vọng” với trích đoạn “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Giữa biết bao cái nhìn, cách nhìn về đất nước, với “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến người đọc những cảm nhận độc đáo về đề tài quen thuộc qua cái nhìn sâu sắc về vai trò, những hi sinh, đóng góp to lớn của nhân dân trên nhiều phương diện.
b. Thân bài
Giới thiệu khái quát về Nguyễn Khoa Điềm, về trường ca “Mặt đường khát vọng” và trích đoạn “Đất Nước”
Tham khảo Câu 2 phần Làm văn - Đề số 11
Phân tích cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm qua một phương diện cụ thể
Trong trích đoạn, tác giả tập trung thể hiện cảm nhận về đất nước thông qua vai trò, những hi sinh, đóng góp to lớn của nhân dân trên nhiều phương diện: chiều rộng của không gian địa lí, chiều dài của truyền thống lịch sử và chiều sâu của văn hoá. Thí sinh chọn một phương diện cụ thể để phân tích sự cảm nhận đó.
 Mười hai dòng đầu: Khám phá về vai trò, sự đóng góp, hi sinh của nhân dân từ góc nhìn địa lí
- Dấu ấn địa lí:
+ Sự xuất hiện của một loạt các danh thắng trải dài từ bắc chí nam: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, ao đầm (Thánh Gióng), đất Tổ Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, Hạ Long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm...
+ Đất nước hiện lên tươi đẹp, giàu có, trù phú; giàu truyền thống (coi trọng nghĩa tình, yêu nước, hiếu học...); đẹp từ vóc dáng, hình hài đến linh hồn, hồn cốt.
- Vai trò của nhân dân đối với Đất Nước từ góc nhìn địa lí: Làm nên đất nước tươi đẹp, giàu có và có bề dày truyền thống chính là nhân dân. Tác giả đã:
+ Liệt kê công sức của nhân dân: những người vợ nhớ chồng, cặp vợ chồng yêu nhau, Thánh Gióng, chín mươi chín con voi, những con rồng, người học trò nghèo, con cóc, con gà, những người dân nào... - đông đảo nhân dân vô danh, bình dị, “không ai nhớ mặt đặt tên”. Họ lặng thầm dựng xây, góp sức để làm nên vóc dáng, hình hài, hồn cốt của quê hương đất nước.
+ Điệp cú pháp: Danh từ chung (chỉ nhân dân) + động từ “góp”... nhằm khẳng định, nhấn mạnh vai trò, sự đóng góp, hi sinh của nhân dân để làm nên đất nước.
+ Các từ ngữ chỉ không gian (“khắp ruộng đồng gò bãi”), chỉ thời gian (“bốn nghìn năm”) khẳng định sự hoá thân bền bỉ và kì diệu của hết thảy nhân dân để làm nên vóc dáng, hình hài (“dáng hình”) và linh hồn (“ao ước”, “lối sống”) dân tộc.
- Đoạn thơ là sự hoá thân kì diệu của nhân dân để làm nên đất nước. Và ngược lại, vóc dáng hình hài của đất nước chính là sự phản chiếu/ ánh chiếu tâm hồn, linh hồn của nhân dân.
Hai mươi bảy dòng tiếp: Khám phá về vai trò, sự đóng góp, hi sinh của nhân dân từ góc nhìn lịch sử
- Dấu ấn lịch sử: được thể hiện qua các từ ngữ “rất xa”, “bốn nghìn năm”, “năm tháng nào”, “bốn nghìn lớp người”. Các từ ngữ này đã mặc định chỉ mọi thời điểm, thời đại khi đất nước có giặc ngoại xâm.
- Vai trò của nhân dân từ góc nhìn lịch sử:
+ Nhân dân: “người người lớp lớp” - số đông/ đông đảo nhân dân; là những người con gái con trai, đàn bà... Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng những danh từ chung để chỉ nhân dân.
+ Vai trò:
• Nhân dân là lực lượng nòng cốt đánh giặc ngoại xâm:
- “Khi có giặc người con trai ra trận,
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”
- “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”
• Kiến tạo/ tạo tác/ dựng xây, truyền giữ những giá trị vật chất (hạt lúa, lửa, đập, bờ, cây, trái) và văn hoá - tinh thần (giọng điệu, tên xã, tên làng).
Để thể hiện vai trò này, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng:
o Phép điệp (cấu trúc cú pháp): “Họ” + động từ + bổ ngữ
o Nhiều động từ: “giữ”, “truyền”, “chuyền”, “gánh”, “đắp”, “be”, “chống”, “vùng”
o Liệt kê: những giá trị vật chất và văn hoá tinh thần được nhân dân tạo dựng nên
- Nét độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm khi khám phá về vai trò, sự hi sinh, đóng góp của nhân dân:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Nhân dân đã luôn chiến đấu, hi sinh, cống hiến để bảo vệ, dựng xây đất nước. Song họ làm tất cả những điều đó một cách tự nguyện và thầm lặng. Nên khi ngợi ca công lao của nhân dân, Nguyễn Khoa Điềm đã không hề gọi tên bất kì một vĩ nhân nào, mà ông gọi chung nhân dân.
Liên hệ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình. Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”
Khám phá về vai trò, sự đóng góp, hi sinh của nhân dân từ góc nhìn văn hoá (văn học dân gian)
- Dấu ấn văn hoá: được thể hiện qua một loạt chi tiết:
+ “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
+ Mượn ý tứ, hình ảnh từ những câu ca dao:
• “Yêu em từ thuở trong nôi/ Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”
• “Cầm vàng mà lội qua sông/ Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”
• “Thù này ắt hẳn còn lâu/ Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què”
+ Gợi lại cốt truyện truyền thuyết “Thánh Gióng”
Nguyễn Khoa Điềm khẳng định đất nước này là đất nước của nhân dân. Bởi lẽ nhân dân là những người đầu tiên xuất hiện và từ thuở khai thiên lập địa, chính họ đã sáng tạo nên những câu chuyện cổ dân gian, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân gian... Và đó chính là văn học - văn hoá dân gian.
- Vai trò của nhân dân từ góc nhìn văn hoá:
+ Chính nhân dân là những người sáng tạo, hình thành nên nền văn hoá từ thuở sơ khai.
+ Nguyễn Khoa Điềm đã chọn ba câu ca dao đặc sắc nhất trong kho tàng văn học dân gian để nhấn mạnh ba truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
• “Yêu em từ thuở trong nôi/ Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”: say đắm trong tình yêu.
• “Cầm vàng mà lội qua sông/ Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”: coi trọng tình nghĩa.
• “Thù này ắt hẳn còn lâu/ Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què”: căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc giữ nước.
Nhận xét, đánh giá; mở rộng, nâng cao
- Nguyễn Khoa Điềm không phải là người đầu tiên hay duy nhất viết về nhân dân, cũng không phải là người đầu tiên hay duy nhất thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, song tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” đã được Nguyễn Khoa Điềm soi chiếu kĩ càng qua ba góc nhìn (địa lí, lịch sử, văn hoá) và thể hiện đậm nét, độc đáo qua lời thơ.
- Để thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng thể thơ tự do (giúp tác giả bộc lộ phóng khoáng những suy tư về đất nước, về nhân dân); giọng điệu đậm chất suy tưởng, sâu lắng; sử dụng sáng tạo chất liệu văn học dân gian...
c. Kết bài
Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trước cảm nhận độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.
Số bình luận về đáp án: 0