Vi sinh vật sống ở nồng độ muối cao (trên 2M NaCl) chịu tác động của môi trường có hoạt độ nước thấp và phải có các cơ chế để tránh mất nước bởi thẩm thấu. Phân tích nồng độ ion nội bào của các vi khuẩn ưa mặn Halobacteriales sống trong hồ muối cho thấy các vi sinh vật này duy trì nồng độ muối (KCl) cực kỳ cao bên trong tế bào của chúng. Tế bào vi sinh vật phải có đặc điểm thích nghi như thế nào trong điều kiện này?
Đáp án đúng:
- Hầu hết các protein nội bào của vi khuẩn ưa mặn chứa một lượng rất dư thừa các amino acid mang điện tích âm trên bề mặt ngoài của chúng. Điều này sẽ giúp protein giữ được cấu hình cần thiết cho sự ổn định về mặt cấu trúc và chức năng xúc tác trong điều kiện nồng độ muối cao.
- Các vi khuẩn ưa mặn sử dụng một lượng lớn ATP cho bơm Na+/K+ hoạt động nhằm duy trì nồng độ muối KCl cao trong tế bào và đồng thời để vận chuyển tích cực Na+ ra khỏi tế bào.
- Hầu hết các enzyme của vi khuẩn ưa mặn có hoạt tính cao trong môi trường này.