Viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng – phân – hợp (từ 12 đến 15 câu), hãy trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và phép nối (gạch chân và chú thích câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối).

Đáp án đúng:
(2.5)*Nội dung:
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.
- Triển khai vấn đề nghị luận:
+ Nội dung:
+ Khổ thơ thứ 2 được tạo nên từ 2 cặp câu với những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi thật độc đáo.
++ Hình ảnh “mặt trời trên lăng” là hình ảnh thực của thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng được nhân cách hóa với hành động ngày ngày “đi qua trên lăng”, chiêm ngưỡng “mặt trời trong lăng rất đỏ”.
++ Còn “mặt trời trong lăng” ở câu thơ thứ hai lại là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác. Nếu như mặt trời tự nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài thì Bác là người soi đường chỉ lối, đem lại độc lập, tự do và cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho dân tộc Việt Nam. Nếu mặt trời tự nhiên vĩ đại, trường tồn, bất diệt thì với dân tộc Việt Nam, Bác chính là vị lãnh tụ vĩ đại nhất, dù Bác đã đi xa nhưng hình ảnh của Người vẫn sống mãi trong trái tim dân tộc Việt Nam. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ thật đẹp, thật gợi cảm gây ấn tượng sâu xa như một ẩn dụ cho phẩm chất cách mạng cao đẹp, lòng yêu nước nồng nàn của Bác, cả một đời vì nước vì dân. Hai câu thơ với phép nhân hóa, hình ảnh ẩn dụ sóng đôi vừa là lời ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác Hồ vừa thể hiện lòng ngưỡng mộ tôn kính, biết ơn vô hạn của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
+ Ở hai câu thơ sau, nhà thơ Viễn Phương tiếp tục tạo nên những hình ảnh độc đáo, giàu giá trị gợi cảm:
++ Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực chỉ dòng người ngày ngày vào viếng lăng Bác trong nỗi xúc động bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong nặng trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân của dòng người từ từ vào viếng Bác.
++ Dòng người được ví như “tràng hoa” là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Những dòng người xếp thành hàng dài vào viếng lăng Bác trông như tràng hoa vô tận – đó là tràng hoa của lòng nhớ thương, biết ơn, hoa của cuộc đời đã nở dưới ánh sáng của Bác… tất cả đang thành kính dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”.
++ Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” (79 năm cuộc đời của Bác) lại chứa đựng bên trong một hình ảnh ẩn dụ đẹp. “Mùa xuân” mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời thật đẹp như những mùa xuân và đã làm ra mùa xuân cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam.
++ Phép ẩn dụ, hoán dụ và điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh bất tử vừa gợi tấm lòng biết ơn thành kính của nhân dân hướng về Bác.
=> Khổ thơ diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng của nhà thơ và của nhân dan Việt Nam dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ luôn sống mãi và sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.
+ Nghệ thuật: Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào; Thể thơ tự do. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước; Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng như “mặt trời trong lăng”, “tràng hoa”, “trời xanh” vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm; Sự quyện hòa của các biện pháp tu từ.

* Hình thức:
(0.5)- Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề, diễn đạt mạch lạc, rõ ý, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
(0.5)- Trình bày đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp.
(0.5)- Sử dụng đúng, gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép lặp
Số bình luận về đáp án: 0