Read the following passage and mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions from 45 to 56.
The peregrine falcon, a predatory bird indigenous to North America, was once in danger of extinction. In the 1960s, scientists discovered by products of the pesticide DDT in the birds' eggs, which caused them to be too soft to survive. The use of the pesticide had been banned in the United States, but the falcons were eating migratory birds from other places where DDT was still used. In order to increase the survival rate, scientists were raising the birds in laboratories and then releasing them into mountainous areas. This practice achieved only moderate success, however, because many of the birds raised in captivity could not survive in the wild.

There is now, however, a new alternative to releases in the wild. A falcon that has been given the name Scarlett chose to make her home on a ledge of the 33rd floor of a Baltimore, Maryland, office building rather than in the wild, and, to the surprise of the scientists, she has managed to live quite well in the city. Following this example, programs have been initiated that release birds like Scarlett into cities rather than into their natural wild habitat. These urban releases are becoming a common way to strengthen the species. Urban homes have several benefits for the birds that wild spots do not. First, there is an abundance of pigeons and small birds as food sources. The peregrine in the city is also protected from its main predator, the great horned owl. Urban release programs have been very successful in reestablishing the peregrine falcons along the East Coast. Though they are still an endangered species, their numbers increased from about 60 nesting pairs in 1975 to about 700 pairs in 1992. In another decade the species may flourish again, this time without human help.
What is the main topic of the passage?
A. survival of peregrine falcons
B. releases into the wild
C. endangered species
D. harmful effects of pesticides

Đáp án A

Chủ đề chính của đoạn văn là gì?
(A) sự tồn tại của chim cắt
(B) giải phóng vào tự nhiên ( câu này không rõ ý nghĩa của bài văn)
(C) loài có nguy cơ tuyệt chủng ( câu này ý chung chung, không rõ nội dung đoạn văn đề cập tới)
(D) tác hại của thuốc trừ sâu ( chủ đề của đoạn văn không phải về thuốc trừ sâu mà đang nói về Chim cắt )
Câu chủ đề của đoạn: The peregrine falcon, a predatory bird indigenous to North America, was once in danger of extinction. (Chim cắt, một loài chim ăn thịt thuộc vùng Bắc Mĩ, từng là loài có nguy cơ tuyệt chủng)
In line 1, the phrase "indigenous to" could be best replaced by
A. typical of
B. protected by
C. adapted to
D. native to

Đáp án D

Từ “ indigenous to” có thể thay thế bởi từ:
(A) điển hình của
(B) được bảo vệ bởi
(C) thích nghi với
(D) có nguồn gốc
The peregrine falcon, a predatory bird indigenous to North America, was once in danger of extinction. (Chim cắt, một loài chim ăn thịt thuộc ( có nguồn gốc) vùng Bắc Mĩ, từng là loài có nguy cơ tuyệt chủng)
Đáp án D là đúng nhất
The word "by products" in line 3 could best be replaced by which of the following?
A. derivatives
B. proceeds
C. chemicals
D. elements

Đáp án A

Từ “by products” ở dòng 3 có thể thay thế bởi từ nào sau đây:
(A) các chất dẫn xuất (hóa học)
(B) các khoản tiền
(C) hóa chất
(D) các yếu tố
In the 1960s, scientists discovered by products of the pesticide DDT in the birds' eggs, which caused them to be too soft to survive (Vào thập niên 60, các nhà khoa học phát hiện ra rằng hậu quả phụ của thuốc trừ sâu DDT ở trứng của loài chim này làm chúng quá yếu ớt không sống được.) Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc loài chim này không sống được là do các chất dẫn xuất hóa học của thuốc trừ sâu DDT. => đáp án A
In line 5, the word "banned" could be best replaced by
A. authorized
B. developed
C. disseminated
D. prohibited

Đáp án D

Từ “ banned” có thể thay thế bằng
(A) có thẩm quyền
(B) được phát triển
(C) phổ biến
(D) bị cấm. Từ “banned” có nghĩa là “cấm” ~ “prohibited”
The use of the pesticide had been banned in the United States, but the falcons were eating migratory birds from other places where DDT was still used (Việc sử dụng loại thuốc sâu này đã bị cấm ở Hoa Kì, song chim cắt lại ăn thịt các loài chim di trú từ nơi khác đến - nơi người ta vẫn đang dùng DDT)
Which of the following words is closest in meaning to the word "rate," as used in line 7?
A. speed
B. percentage
C. continuation
D. behavior

Đáp án B

Từ nào sau đây có nghĩa gần nhất với từ “ rate”
(A) tốc độ
(B) tỷ lệ phần trăm
(C) tiếp tục
(D) hành vi
Rate ~ percentage: tỉ lệ/ phần tram
In order to increase the survival rate, scientists were raising the birds in laboratories and then releasing them into mountainous areas. (Để tăng tỉ lệ sống của loài chim này, các nhà khoa học đã nuôi chúng trong phòng thí nghiệm rồi thả chúng ra ở vùng đồi núi)
In line 7, the word "raising" most probably means
A. breeding
B. elevating
C. collecting
D. measuring

Đáp án A

Từ “raising” có nghĩa tương đương với
(A) nòi, giống
(B) nâng cao (nhận thức, đạo đức)
(C) thu nhặt
(D) đo lường
In order to increase the survival rate, scientists were raising the birds in laboratories and then releasing them into mountainous areas. (Để tăng tỉ lệ sống của loài chim này, các nhà khoa học đã nuôi chúng trong phòng thí nghiệm rồi thả chúng ra ở vùng đồi núi)
“raising” có nghĩa là nuôi, nhằm mục đích là tăng tỉ lệ sống sót và duy trì nòi giống sau khi thả chúng về đồi núi => đáp án A
Why were the peregrine falcons in danger?
A. because of pesticides used by American farmers
B. because they migrated to countries where their eggs could not survive
C. because they ate birds from other countries where DDT was still used
D. because they were prized by hunters and hunted to near extinction

Đáp án C

Tại sao các con chim cắt gặp nguy hiểm?
(A) vì thuốc trừ sâu được sử dụng bởi nông dân Mỹ
(B) vì chúng di cư sang các nước nơi mà trứng của chúng không thể tồn tại
(C) vì chúng ăn các loài chim từ các nước khác, nơi DDT vẫn được sử dụng
(D), vì chúng đã được đánh giá cao bởi các thợ săn và bị săn bắt đến gần như tuyệt chủng
Thể hiện ở câu sau trong bài:
The use of the pesticide had been banned in the United States, but the falcons were eating migratory birds from other places where DDT was still used (Việc sử dụng loại thuốc sâu này đã bị cấm ở Hoa Kì, song chim cắt lại ăn thịt các loài chim di trú từ nơi khác đến - nơi người ta vẫn đang dùng DDT)
=> Đáp án C đúng
The word "releases" as used in line 12 most probably means
A. internment
B. regression
C. distribution
D. possessions

Đáp án C

(A) sự giam giữ, sự bị giam giữ (ở một nơi nhất định)
(B) hồi quy
(C) phân phối, rải ra
(D) quyền sở hữu; sự chiếm hữu
There is now, however, a new alternative to releases in the wild. (Tuy nhiên, hiện đã có một cách mới thay cho việc thả chúng vào môi trường hoang dã.)
Chỉ có đáp án C là hợp lý
The word "ledge" in line 14 is closest in meaning to
A. window
B. wall
C. terrace
D. shelf

Đáp án D

(A)Cửa sổ
(B) tường
(C ) thềm, nền đất cao
(D) kệ, giá sách, đá ngầm, bãi cạn, bờ, rìa
Ledge : gờ, rìa ~ shelf
According to the passage, which of the following are the falcon's main predators?
A. pigeons
B. rattlesnakes
C. owls
D. humans

Đáp án C

Theo đoạn văn, loài săn mồi chính của chim cắt là gì sau đây?
(A) chim bồ câu
(B) rắn chuông
(C) con cú
(D) con người
First, there is an abundance of pigeons and small birds as food sources. The peregrine in the city is also protected from its main predator, the great horned owl.
(Thứ nhất, có rất nhiều bồ câu và những loài chim nhỏ khác làm nguồn thức ăn. Chim cắt trong thành phố cũng được bảo vệ, không bị kẻ thù chính của mình, loài cú lớn có sừng, ăn thịt.) => Đáp án C
As used in line 20, the word "spots" could best be replaced by
A. places
B. dilemmas
C. jungles
D. materials

Đáp án A

từ "spots" có thể được thay thế bằng
(A) nơi chốn
(B) tình huống khó xử
(C ) rừng
(D) Vật liệu
Câu trong bài: Urban homes have several benefits for the birds that wild spots do not (Những tổ chim trong thành phố mang lại cho loài chim này một số thuận lợi mà những nơi hoang dã không đem lại được)
According to the passage, where have the release programs been the most successful?
A. in office buildings
B. on the East Coast
C. in mountainous areas
D. in the wild

Đáp án B

Thể hiện ở câu sau trong bài: Urban release programs have been very successful in reestablishing the peregrine falcons along the East Coast (Các chương trình thả chim trong đô thị đã rất thành công trong việc đưa lại loài chim cắt này về sống dọc theo Bờ Đông)
Bài dịch gợi ý:

Chim cắt, một loài chim ăn thịt thuộc vùng Bắc Mĩ, từng là loài có nguy cơ tuyệt chủng. Vào thập niên 60, các nhà khoa học phát hiện ra rằng hậu quả phụ của thuốc trừ sâu DDT ở trứng của loài chim này làm chúng quá yếu ớt không sống được. Việc sử dụng loại thuốc sâu này đã bị cấm ở Hoa Kì, song chim cắt lại ăn thịt các loài chim di trú từ nơi khác đến - nơi người ta vẫn đang dùng DDT. Để tăng tỉ lệ sống của loài chim này, các nhà khoa học đã nuôi chúng trong phòng thí nghiệm rồi thả chúng ra ở vùng đồi núi. Tuy nhiên, làm vậy chỉ đạt được hiệu quả vừa phải, vì nhiều chim cắt nuôi dưỡng trong tình trạng bị giam cầm không sống nổi trong môi trường hoang dã.

Tuy nhiên, hiện đã có một cách mới thay cho việc thả chúng vào môi trường hoang dã. Một con chim cắt có tên Scarlett quyết định làm tổ của mình ở gờ tường tầng 33 của một tòa nhà công sở tại Baltimore, Maryland chứ không làm tổ nơi hoang dã, và các nhà khoa học hết sức ngạc nhiên khi thấy nó xoay sở sống khá thoải mái trong thành phố này. Bắt chước điển hình này, người ta đã khởi xướng chương trình thả những con chim như Scarlett vào thành phố chứ không thả chúng vào môi trường thiên nhiên hoang dã. Việc thả chim trong thành phố đang dần trở thành biện pháp phố biến để làm loài này mạnh mẽ hơn. Những tổ chim trong thành phố mang lại cho loài chim này một số thuận lợi mà những nơi hoang dã không đem lại được. Thứ nhất, có rất nhiều bồ câu và những loài chim nhỏ khác làm nguồn thức ăn. Chim cắt trong thành phố cũng được bảo vệ, không bị kẻ thù chính của mình, loài cú lớn có sừng, ăn thịt. Các chương trình thả chim trong đô thị đã rất thành công trong việc đưa lại loài chim cắt này về sống dọc theo Bờ Đông. Mặc dù chúng vẫn còn là một loài sắp tuyệt chủng, nhưng số lượng của chúng đã tăng từ khoảng 60 cặp làm tổ vào năm 1975 lên tới khoảng 700 cặp vào năm 1992. Trong thập kỉ tới, loài chim này có thể sẽ sinh sôi nảy nở trở lại mà không cần tới sự giúp đỡ của loài người, lần này.